Thứ ba, 30/05/2023, 08:33

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nhịp sống doanh nghiệp Đô thị cuộc sống

Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững được đưa ra

DNTH: Ngày 24/5, tại thành phố Đà Nẵng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Tại hội thảo, nhiều giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển đã được đưa ra.
kinh_t_bin
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh TL.

PGS.TS Bùi Quang Bình - trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) chia sẻ, khu kinh tế ven biển đã trở thành động lực tăng trưởng của nhiều địa phương. Trong đó, giá trị sản xuất của các khu kinh tế ven biển năm 2015 là 187.721 tỷ đồng, năm 2020 là 675.525 tỷ đồng, tăng gấp 3.6 lần sau 5 năm. Quy mô sản xuất của các khu kinh tế ven biển tăng dần và góp phần mở rộng quy mô nền kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. 

Về tổng đầu tư, các khu kinh tế ven biển, năm 2015, tổng số dự án được thu hút vào các khu khu kinh tế ven biển là 803 dự án, với số vốn đăng ký là 1.048 nghìn tỷ đồng; đến năm 202 tăng lên 1.347 dự án, số vốn đăng ký là 1.507 nghìn tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư thực hiện vào các khu kinh tế ven biển đang là nguồn đầu tư phát triển lớn vào các nền kinh tế địa phương. Vốn đầu tư vào các khu kinh tế ven biển tập trung vào 4 khu Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi) chiếm gần 60% số dự án, 77% số vốn đăng ký và 92% số vốn thực hiện. Nhóm 4 khu kinh tế ven biển này chiếm 60% tổng diện tích lấp đầy tại các khu kinh tế ven biển ở vùng.

Năng lực và quy mô kinh tế của các khu kinh tế ven biển tăng đáng kể; cùng với quá trình này là mức đóng góp vào ngân sách địa phương từ mức hơn 22% năm 2015 đã đạt gần 31% năm 2020, tăng gần 9%. Dường như mục tiêu phát triển các khu kinh tế ven biển để tăng thu ngân sách cho các địa phương đã thành công.

Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, quy mô hoạt động kinh tế của các khu kinh tế ven biển lớn mạnh và đang khẳng định vị trí trong nền kinh tế của vùng; trở thành trung tâm quy tụ, tập trung nguồn lực và các yếu tố sản xuất. Một số ngành kinh tế biển đạt được sự phát triển khá ấn tượng, đóng góp lớn vào nền kinh tế, như du lịch biển, đảo; công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp ô tô, cảng biển và logistics… đồng thời tạo động lực phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng; thúc đẩy và đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, tăng độ mở nền kinh tế… 

Tại hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Lan Hương - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thông tin, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ- 3 TW về phát triển bền vững kinh tế biển, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Trung Bộ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển các ngành kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế ven biển là động lực, mở rộng các dịch vụ logicstics… tuy nhiên, phát triển kinh tế biển ở khu vực Trung Bộ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khi có tiềm năng lớn nhưng quy mô phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương còn nhỏ; các khu công nghiệp ven biển chưa lấp đầy diện tích được quy hoạch; đóng góp của kinh tế biển trong GDP của tỉnh còn thấp. Đáng chú ý, liên kết phát triển còn yếu và nhiều địa phương thay vì liên kết lại có xu hướng cạnh tranh xung đột nhau trong phát triển các loại hình kinh tế biển tương đồng.

25022022_kinhtebien
Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển.

Kinh tế biển là ưu tiên số 1 trong Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Nghị quyết hướng đến mục tiêu, năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn. Trong đó đưa ra 5 chủ trương lớn, 3 khâu đột phá và 7 nhóm giải pháp để phát triển kinh tế biển. Do đó, những hạn chế trong phát triển kinh tế biển cần phải được nghiên cứu để tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm phát triển bền vững kinh tế biển, bà Hương chia sẻ.

PGS.TS Bùi Quang Bình cho biết thêm, cần phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, trong đó đặc biệt là Nghi Sơn, Vũng Áng, Chu Lai, Dung Quất đã trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam với các nước ASEAN, Bắc Á. Bên cạnh đó, phải tạo ra được nhu cầu phát triển cho toàn bộ các địa phương miền Trung, khu vực Tây Nguyên, các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… về thông thương hàng hóa, phát triển kinh tế biển. Điều này sẽ bảo đảm cho các khoản đầu tư của Nhà nước vào khu kinh tế ven biển đạt hiệu quả trước tình trạng lãng phí, dàn trải.

Các khu kinh tế ven biển phải xây dựng được mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường sắt và đường không đồng bộ, liên thông với mạng giao thông quốc gia và quốc tế để các khu kinh tế ven biển thực sự là “cửa vào” cho hàng hóa và dịch vụ, không chỉ của Việt Nam, mà còn của khu vực ASEAN và thế giới.

Ngoài ra, phát triển các khu kinh tế ven biển ở miền Trung theo hướng tập trung hóa gắn với chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất sâu rộng theo hướng cụm ngành, phát huy các cụm ngành sản xuất đã được hình thành ban đầu trong tổng thể các cụm ngành ở Việt Nam như: cụm lọc hóa dầu Dung Quất và Nghi Sơn; cụm công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô Chu Lai; cụm du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển Chân Mây gắn với Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất và Nhân Hội…

Còn TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho rằng, sinh kế bền vững cho cư dân ven biển là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế biển của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, kinh tế ngư nghiệp ngày càng khó khăn và khắc nhiệt hơn bởi sự suy giảm đáng lo ngại của nguồn lợi thủy sản, ngư trường bị thu hẹp, phí tổn những chuyến đi biển cao, thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu có nhiều đối thủ cạnh tranh với những quy định khắt khe hơn. Điều đó đã ảnh hưởng đến sinh kế, thu nhập của bền vững của cộng đồng ngư dân. Ngành thủy sản, các địa phương ven biển cần đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa các công nghệ đánh bắt và bảo quản thủy sản cho đội tàu khai thác xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản; đẩy mạnh phát triển hạ tầng và hậu cần nghề cá tại các địa phương, chú trọng chuẩn hóa các cảng cá, bảo đảm kiểm soát nguồn gốc thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu thủy sản.

Tại hội thảo, các nhà khoa học còn nêu ra nhiều giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển như tăng cường liên kết phát triển dịch vụ logistics, tăng cường thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, KKT ven biển; đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế thuần biển (làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ…), phát triển du lịch biển, khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế biển, nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.

T.H

Cùng chuyên mục

Xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm sử dụng nhà thầu phụ, chuyển nhượng thầu trái pháp luật

Xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm sử dụng nhà thầu phụ, chuyển...

DNTH: Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị được Bộ giao là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Sở GTVT các địa phương, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Bộ GTVT quyết định đầu tư.
Vụ phá sân chơi làm bãi xe: Hải Phát Invest nói ‘sẽ xây sân chơi khác thay thế nếu được cho phép’

Vụ phá sân chơi làm bãi xe: Hải Phát Invest nói ‘sẽ xây sân chơi khác...

Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Hải Phát Invest cho biết chủ đầu tư sẽ đồng hành cùng ban quản trị và cư dân tại chung cư The Vesta trong việc xây dựng các khu vui chơi khác, thay thế khu vui chơi hiện tại khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và cam kết bỏ toàn bộ kinh phí để thực hiện thi công lại theo đúng mong muốn của cư dân.
Cây chổi Kim Cương 2021 thuộc về nữ công nhân vệ sinh môi trường Nguyễn Thị Thu Oanh

Cây chổi Kim Cương 2021 thuộc về nữ công nhân vệ sinh môi trường...

DNTH: Ngày 21/1/2022, tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố và trao giải “Cây chổi vàng” - tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường Việt Nam - lần thứ ba, năm 2021.
Chủ tịch Hà Nội than khó cấp sổ đỏ chung cư HH Linh Đàm

Chủ tịch Hà Nội than khó cấp sổ đỏ chung cư HH Linh Đàm

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, hiện nay người dân ở chung cư HH Linh Đàm mong mỏi được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định hiện hành, TP nhận thấy đây là vấn đề khó.
Gia Lai: Cửa ngõ TP. Pleiku nhếch nhác do vướng quy hoạch

Gia Lai: Cửa ngõ TP. Pleiku nhếch nhác do vướng quy hoạch

DNTH: Nhờ có lợi thế về địa hình, Quốc lộ 14 chạy qua chân núi Hàm Rồng là cửa ngõ đẹp nhất của TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đáng tiếc, do vướng qui hoạch trong thời gian dài nên người dân ở đây sống trong tạm bợ, gây ra cảnh nhếch nhác mất mỹ quan đô thị.
Làm thế nào để đưa dịch vụ thu phí tự động - hệ thống ETC thực sự đi vào cuộc sống?

Làm thế nào để đưa dịch vụ thu phí tự động - hệ thống ETC thực...

DNTH: Từ ngày 1/8, tất cả các tuyến cao tốc trên toàn quốc sẽ triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC- Electronic Toll Collection). Việc đưa hệ thống ETC vào sử dụng sẽ giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cũng như mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý Nhà nước. Vậy làm cách nào để phương thức thu phí hiện đại này thực sự đi vào cuộc sống, trở thành thói quen thanh toán văn minh, tiện lợi được Nhân dân đón nhận?
Phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Srêpốk

Phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Srêpốk

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 2138/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Srêpốk thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xuất hiện vỉa hè 'đế vương' giành lối đi chung của đại gia Hà Nội

Xuất hiện vỉa hè 'đế vương' giành lối đi chung của đại gia Hà Nội

Dù đã có quy định mẫu hè phố, vỉa hè đô thị nhưng một số tuyến phố trung tâm Hà Nội vẫn tồn tại những vỉa hè "xôi đỗ" với nhiều kiểu lát gạch, đá khác nhau nhất là trước các trụ sở doanh nghiệp lớn. Điều đáng nói, tại tuyến phố Láng Hạ, việc lát vỉa hè "đế vương" trước trụ sở doanh nghiệp đang giành lối đi của người dân.