Nhiều kênh phân phối mở cửa phục vụ mua sắm ngày mùng 1 Tết

07:15 | 30/01/2025

DNTH: Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) ngày 29/1 (tức ngày mùng 1 Tết) cho thấy, nhân dân chủ yếu đi chơi Tết, thăm hỏi, lễ chùa đầu năm, hoạt động mua bán hàng hóa rất ít, phần lớn các cơ sở kinh doanh đều nghỉ Tết.

Chú thích ảnh
Khách hàng mua sắm tại Big C Long Biên (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Một số chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart, B’s mart, 7 Eleven, GS25 hay hệ thống phân phối lớn như AEON, Go! và Big C... vẫn mở cửa xuyên Tết phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Giá các mặt hàng tại các siêu thị nhìn chung ổn định so với trước Tết.

Theo phong tục truyền thống, ngày mùng 1 Tết, người dân thường đi lễ đầu năm tại các đền, đình, chùa nên các mặt hàng được tiểu thương bày bán và được tiêu thụ trong ngày hôm nay chủ yếu là hoa, quả tươi, bánh kẹo, vàng mã... phục vụ người dân đi lễ. Cụ thể, giá một số loại hoa có tăng cao hơn chút do nhu cầu đi lễ chùa của người dân. Giá hoa ly từ 200.000 - 350.000 đồng/chục cành tùy loại; lay -ơn từ 80.000 - 100.000 đồng/chục; cúc đại đóa khoảng 40.000 - 60.000 đồng/chục; hoa hồng 50.000 - 70.000 đồng/chục...

Theo Vụ Thị trường trong nước, giá một số hàng hoá thiết yếu tại các siêu thị ổn định so với ngày hôm trước. Cụ thể, đối với mặt hàng lương thực, giá cả các loại gạo tẻ thường, gạo tẻ chất lượng cao và gạo nếp ngon có xu hướng ổn định so với ngày hôm trước. Giá gạo tẻ chất lượng cao khu vực miền Bắc dao động từ 25.000 – 42.000 đồng/kg; giá gạo nếp từ 29.000 - 38.000 đồng/kg; tại khu vực miền Nam, gạo tẻ chất lượng cao từ 22.000 – 38.000 đồng/kg; giá gạo nếp dao động từ 27.000– 34.000 đồng/kg.

Với mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá thịt lợn, giá thịt bò, cá thu (tại miền Nam) tăng nhẹ 5.000-10.000 đồng/kg so với ngày hôm trước. Hiện tại, giá thịt lợn phổ biến ở mức: mông sấn 110.000-120.000 đồng/kg, giá thịt lợn thăn, ba chỉ 130.000-160.000 đồng/kg; thịt bò thăn loại I từ 250.000 -280.000 đồng/kg; giá gà ta lông 120.000 - 150.000 đồng/kg; giá tôm lớt (loại 26-30 con/kg): 400.000 -450.000 đồng/kg.

Ở mặt hàng rau, củ, trái cây, mặc dù thời tiết chuyển rét, lạnh nhưng nguồn cung rau củ quả khá dồi dào, đa dạng nên giá cả ổn định. Giá một số loại rau củ phổ biến như bắp cải: 10.000 -15.000 đồng/cây, su hào: 5.000 đồng/củ, xà lách: 15.000 -30.000 đồng/kg, cà chua: 10.000 -15.000 đồng/kg (tùy địa phương), khoai tây: 15.000-20.000 đồng/kg, súp lơ: 10.000-15.000 đồng/cây...

Đối với mặt hàng trái cây, giá một số loại trái cây ngon, được ưa chuộng để đi lễ chùa có xu hướng ổn định so với ngày hôm trước, riêng thanh long, cam canh giá có xu hướng tăng cục bộ tại một số khu vực. Cụ thể, thanh long 60.000 - 90.000 đồng/kg; xoài cát 50.000 - 60.000 đồng/kg; cam canh 50.000 -77.000 đồng/kg; bưởi diễn 20.000 - 25.000 đồng/kg, táo nhập khẩu 100.000 -120.000 đồng/kg...

Mặt hàng thực phẩm chế biến cũng giữ giá so với ngày hôm trước. Cụ thể, giá giò lụa phổ biến từ 150.000 -170.000 đồng /kg, giá giò bò khoảng 280.000 -300.000 đồng/kg, giá bánh chưng từ 50.000-70.000 đồng/cái (tùy vào kích cỡ, khối lượng). Mặt hàng rượu, bia, bánh mứt kẹo duy trì giá ổn định như bia lon Hà Nội giá từ 270.000 -280.000 đồng/thùng; bia lon Saigon Special giá từ 340.000 -350.000 đ/thùng; bia lon Heniken giá từ 450.000-460.000 đồng/thùng; Cocacola, Pepsi giá từ 180.000 -190.000 đồng/thùng; Vodka Hà Nội 700ml giá từ: 120 -130.000 đồng/chai; mứt Hà Nội giá từ 65.000 -108.000 đồng/hộp 200 -300gram; hạt hướng dương giá từ: 80.000 -120.000 đồng/kg…

Đại diện Vụ Thị trường trong nước cho hay: Việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá hàng hoá thiết yếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương và các bộ, ngành mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 

Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng liên tục có các chuyến làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước về nguồn cung hàng hoá thiết yếu, điện, than, xăng dầu… phục vụ thị trường Tết.

Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung hàng hoá thiết yếu dịp Tết Ất Tỵ rất dồi dào, cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Dự báo, trong ngày mùng 2 Tết sẽ có thêm một số siêu thị mở cửa trở lại, bên cạnh đó tiểu thương tại một số chợ lớn cũng bắt đầu bán hàng trở lại phục vụ người dân, chủ yếu tập trung vào mặt hàng rau, củ, quả.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành “khách sộp” mới của mực, bạch tuộc Việt Nam

DNTH: 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba, vượt qua Trung Quốc và Hong Kong.

Người trồng lúa khấn khởi khi giá gạo xuất khẩu tăng trở lại

DNTH: Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi rõ rệt trong những ngày đầu tháng 5, đặc biệt ở phân khúc gạo 5% tấm. Diễn biến tích cực này đang thắp lên nhiều kỳ vọng cho cả doanh nghiệp...

Cà phê Việt cần khẳng định thương hiệu để bứt phá

DNTH: Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.

Lúa, gạo biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu gần như không biến đổi.

"Hoa mắt, chóng mặt" với... vàng

DNTH: Tuần qua, thị trường vàng lại chứng kiến giá vàng thế giới giảm, vàng trong nước tăng sốc. Các chuyên gia dự báo, thị trường còn biến động bởi tâm lý đầu cơ, lướt sóng.

Hàng nghìn mặt hàng giảm giá dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

DNTH: Nhằm thu hút người dân và du khách đến siêu thị mua sắm trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá quy mô lớn lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng.

XEM THÊM TIN