Nhiều lạc quan và khuyến nghị cho hạ tầng Việt Nam tại APEC

08:35 | 11/11/2017

DNTH: Đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được nhiều đại biểu dự APEC đánh giá là rất hấp dẫn nhưng phải cần thêm khơi thông.

Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á về chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Philippines đều dưới 3%. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn rất lớn, tạo sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Xuân Bình – Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, việc đầu tư, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đã giúp tốc độ tăng GDP địa phương đạt mức hai con số từ 2016 đến nay, vượt xa giai đoạn 2011 – 2015.

“Từ góc độ địa phương, chúng tôi đặc biệt đánh giá cao vai trò quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng. Hài Phòng vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Vì vậy, ngoài nội lực của thành phố, chúng tôi mong tiếp tục nhận được đầu tư mạnh mẽ của Trung ương, các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các nhà đầu tư”, ông Bình nêu.

nhieu-lac-quan-va-khuyen-nghi-cho-ha-tang-viet-nam-tai-apec

Hạ tầng giao thông lẫn đô thị tại Việt Nam đều được đánh giá là còn rất hấp dẫn.

Đứng ở góc độ nhà đầu tư lâu năm, đại diện Phú Mỹ Hưng vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai dài hạn của mảng bất động sản.

“Ngành bất động sản tại đây về dài hạn vẫn còn bền vững và tiềm năng. Chúng tôi nhìn thấy sẽ có đến 20 triệu người chưa có nhà trong tương lai. Hơn thế, khi các bạn ngày càng giàu có thì các bạn không muốn chết. Chính vì thế mà giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng sẽ là những ngành vẫn còn rất hấp dẫn.”, ông Kwang Hung Ting – Chủ tịch Phú Mỹ Hưng dự báo.

Các dự án hạ tầng công cộng cũng được sự ủng hộ của các doanh nghiệp nước ngoài. Với bà Karren Reddington – Chủ tịch FedEx Express Châu Á – Thái Bình Dương, hệ thống hạ tầng phục vụ cho logistics thậm chí cần phải đầu tư nhanh chóng hơn nữa.

“Mười năm qua, Việt Nam có những thay đổi rất tích cực. GDP gia tăng nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát triển, môi trường chính sách, đổi mới sáng tạo cải thiện. Tuy nhiên, chính phủ nên có cách nào đó để nhanh chóng giảm tải các sân bay. Ví dụ như việc xây sân bay Long Thành. Chúng tôi ủng hộ dự án này”, bà Karren nói.

Tuy nhiên, để dòng vốn đổ vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam được khơi thông mạnh mẽ, nhiều ý kiến cho rằng, việc hoàn thiện chính sách để thu hút đầu tư ngoài ngân sách phải được cải thiện.

Việc đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng là một trong những nội dung đã được thống nhất trong ‘Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần 24 vào 21/10 vừa qua.

Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết địa phương này tranh thủ nguồn vốn ODA cho các dự án về phát triển bền vững, tranh thủ nguồn vốn trung ương cho các công trình mang tính chất vùng và thu hút nguồn vốn tư nhân đối với các dự án đô thị mới. Tuy nhiên, ông cho rằng, khung chính sách liên quan đến đầu tư hạ tầng giao thông cần hoàn thiện hơn.

“Thành phố đề xuất Trung ương hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như Luật đầu tư công, chính sách đầu tư PPP, chính sách tài chính PPP kết hợp nhiều nguồn như trái phiếu chính phủ, ODA, vốn tư nhân…”, ông Tuấn nói.

Tiếp sau câu chuyên dòng vốn là tầm nhìn. Đôi khi, một số dự án không tắc về vốn mà chính là sự đồng thuận. Ông Kwang Hung Ting gợi ý nguyên tắc 3 bên cùng thắng.

“Chúng ta phải có tư duy win – win – win, tức cả ba bên cùng thắng chứ không chỉ có win – win. Nếu mỗi dự án mà ba bên là người dân, chính phủ và chính bạn (tức doanh nghiệp) đều được hưởng lợi thì các bạn sẽ được ủng hộ mạnh mẽ”, ông Ting cho biết và tỏ ra rất lạc quan về triển vọng đầu tư sắp đến.

"Chúng ta nghe nói về nhiều người có giấc mơ Mỹ nhưng tôi thấy đang có nhiều người Việt mơ về giấc mơ Việt Nam. Gần đây, Việt kiều từ Silicon Valley về nước đầu tư rất nhiều. Tôi muốn nói rằng, nếu trong vòng 30 năm qua bạn không ở đây để chứng kiến sự thay đổi của Việt Nam thì giờ các bạn nên ở đây để chứng kiến sự thay đổi trong 30 năm tới", vị này khuyến nghị.

 

 

Theo Viễn Thông

(VNE)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm

Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...

Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính

DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...

Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024

DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.

SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...

DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...

Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi

DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

XEM THÊM TIN