Nhiều loại ma túy len lỏi vào trường học, cần tăng cường các giải pháp ngăn chặn ma túy học đường

09:05 | 24/07/2021

DNTH: Thời gian gần đây, ma túy tổng hợp len lỏi vào trường học dưới những cái tên mỹ miều, gây tò mò, kích thích giới trẻ như uống “nước vui”, sử dụng “khô gà”, “bùa lưỡi”, trà sữa chứa chất ma túy... Đáng nói, hiện nay tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng, nghiện ma túy gia tăng vì tội phạm ma túy đủ độ tinh ranh để biết học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị kích động, lôi kéo.

Nếu như trước kia là heroin, tiêm chích, hút hít thì ngày nay ma túy tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, chúng len lỏi vào học đường dưới những cái tên mỹ miều, gây tò mò, kích thích giới trẻ. Đặc biệt, ma túy tổng hợp khi sử dụng lại có xu hướng thích sử dụng tập thể, khi có thêm chút rượu, bia sẽ đạt được độ phê, khoái cảm rất cao. Qua đó, mức độ nguy hiểm cao về cả sức khỏe, đạo đức, độc hại và nhất là sự mất kiểm soát về hành vi, hay còn gọi là ngáo đá.

Thực tế cho thấy, tình hình tệ nạn ma túy trong học đường ngày càng có xu hướng gia tăng về mức độ và số lượng vụ vi phạm. Lý do vì họ cần tiền, cần ma túy, do đó dễ bị kích động, lôi kéo, ép buộc, cưỡng bức, và trở thành nguồn lây tệ nạn xã hội vào các trường học. Thậm chí có những học sinh, sinh viên nghiện, đã ra trường rồi nhưng có những những mối quan hệ bạn bè cũ, họ lại tìm cách đưa ma túy vào trong môi trường đó để mua bán, móc nối.

Thượng tá Bùi Đức Thiêm – Phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy cho biết: “Ma túy dạng heroin có tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người, tác động vào hệ thần kinh trung ương. Sử dụng nhiều làm con người ta bị phụ thuộc vào nó, buộc phải sử dụng. Ma túy rất dễ gây nghiện. Chúng ta càng tránh xa ma túy càng tốt. Tránh xa ma túy thì cuộc sống sẽ ổn định, hạnh phúc hơn.”

Để ngăn chặn ma túy học đường, đầu tiên phải nhận thức và nhận diện đúng, đầy đủ về ma túy. Lực lượng công an cần đẩy mạnh tăng cường triệt xóa các đường dây, tụ điểm buôn bán, tổ chức, sử dụng ma túy, không để ma túy sản xuất trong nước, đồng thời quan tâm quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy, cũng như chỉ đạo toàn lực lượng vào cuộc cùng cấp ủy, chính quyền, địa phương, nhà trường ngăn chặn ma túy học đường.

Trong đó, lực lượng công an cần phải sát cánh với Bộ GD&ĐT, các hệ thống giáo dục, từ công tác tuyên truyền pháp luật đến các giải pháp trong phòng ngừa cũng như thường xuyên kiểm tra, rà soát và triển khai các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, xử lý các vi phạm về sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực trường học, trong quán bar, karaoke, vũ trường… để làm sao nhà trường phải trở thành pháo đài ngăn chặn ma túy, học sinh, sinh viên, giáo viên phải là những người nhận diện đúng, nhận thức đầy đủ và tự có sức đề kháng, không bị cám dỗ về ma túy và đặc biệt vai trò của phụ huynh, gia đình là rất quan trọng.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy cũng được triển khai tại các trường học khá nhiều nhưng hiệu quả đạt được chưa tốt như mong muốn. Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên còn chưa nhận thức đúng về sự nguy hại của ma túy tổng hợp, coi đó là loại ma túy không gây nghiện dẫn đến gia tăng số người sử dụng loại ma túy này.

Nhiều người cho rằng, chính sự hiểu biết khá “mơ hồ” về tác hại của ma túy nên đã không ít bạn trẻ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập ma túy. Chúng ta đã tuyên truyền rất nhiều, hình thức cũng được cải thiện để phong phú, đa dạng và hấp dẫn nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn.

Trước thực trạng tệ nạn ma túy vẫn đang rất “nóng” như hiện nay và nắm bắt được tâm lý của các phụ huynh, cộng với nhận thức rõ tình trạng ma túy học đường rất đáng báo động, Viện PSD đã nghiên cứu, xây dựng bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” nhằm nâng cao năng lực phòng chống ma túy của thế hệ trẻ và cộng đồng.

Bộ tài liệu gồm 4 cuốn: Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học cơ sở; Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học phổ thông, Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh; Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Với cấp độ tăng dần về kiến thức, thông tin, bộ tài liệu được đánh giá như một bộ công cụ, giải pháp hữu hiệu, căn cơ nhất để nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng giúp bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm hoạ ma túy.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách

DNTH: Ngày 11/6, Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, vừa cứu chữa kịp thời một bệnh nhân nữ 50 tuổi bị tổn thương thực quản do nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ nang.

Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe

DNTH: Mận có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nhiều người thắc mắc ăn bao nhiêu loại quả này mỗi ngày mới là tốt nhất.

Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi

DNTH: Ngày 31/5, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (ĐHYD-HAGL) cho biết, vừa phát hiện và xử trí thành công một trường hợp hiếm gặp: răng mọc… trong hốc mũi.

Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên

DNTH: Từ ngày thành lập đến nay, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác chăm sóc và điều trị các bệnh lý về mắt. Không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin của người dân, bệnh viện...

Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện

DNTH: Dinh dưỡng học đường ở bậc mầm non không chỉ đơn thuần là chuyện ăn uống, mà là cả một hệ thống chăm sóc trẻ từ gốc. Khi được quan tâm đúng mức, mỗi bữa ăn sẽ là một “bài học” đầu đời, giúp trẻ lớn khôn trong...

Phương pháp chữa bệnh không xâm lấn, không dùng thuốc - hướng đi mới tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

DNTH: Xu hướng điều trị không xâm lấn và không dùng thuốc đang trở thành một lựa chọn ưu tiên đối với nhiều bệnh nhân. Nắm bắt được điều này, Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiên phong triển khai...

XEM THÊM TIN