Nhựa Long Thành nhà thiếu gia Minh "nhựa" làm ăn thế nào?

12:00 | 20/10/2020

DNTH: Sau khi trừ các khoản mục chi phí, lợi nhuận năm của Nhựa Long Thành (Long Thành Plastic) đủ để ông Minh "nhựa" bổ sung vào bộ sưu tập của mình thêm vài chiếc siêu xe - nếu muốn.

Nhà máy Nhựa Long Thành (Nguồn: Long Thành Plastic)

Nhà máy Nhựa Long Thành (Nguồn: Long Thành Plastic)

Với những người đam mê siêu xe, cái tên Phạm Trần Nhật Minh hay Minh "nhựa" không còn xa lạ. Vị thiếu gia sinh năm 1983 này từ lâu đã được thừa nhận như tay chơi số má bậc nhất, với bộ sưu tập xế hộp nhiều triệu USD.

Giống với tay chơi Cường “đô la", ông Phạm Trần Nhật Minh cũng xuất thân từ một gia đình giàu có. Mà danh xưng Minh "nhựa" phần nào đó đã thể hiện vị thế thương trường và cho thấy lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Theo đó, ông Minh là con trai duy nhất của đại gia Phạm Văn Mười – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Nhựa Long Thành (Long Thành Plastic).

Bên cạnh sự nổi tiếng của một "dân chơi", ông Minh cũng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kinh doanh của gia đình, với cương vị Phó Tổng Giám đốc điều hành Long Thành Plastic.

Là một doanh nghiệp gia đình, thông tin về Long Thành Plastic vẫn còn khá bí ẩn với phần đông thị trường - bất chấp mối tò mò thường trực của truyền thông về độ giàu có của nhà thiếu gia Minh "nhựa"...

Long Thành Plastic làm ăn thế nào?

Long Thành Plastic là doanh nghiệp có tiếng trong ngành nhựa Việt Nam, với một số sản phẩm nổi bật như pallet nhựa, sóng nhựa, thùng rác công nghiệp, két nhựa và phụ tùng, linh kiện điện tử.

Trong đó, sản phẩm két nhựa của Long Thành Plastic được nhiều “đại gia” trong lĩnh vực nước giải khát tin dùng như Tân Hiệp Phát, Heineken, Tiger, Coca-Cola, Pepsi, Masan, Vinamilk, …

Nhựa Long Thành nhà thiếu gia Minh "nhựa" làm ăn thế nào? ảnh 1

Lợi nhuận thuần mỗi năm của Long Thành Plastic chỉ đủ tậu vài chiếc siêu xe cho thiếu gia Minh "nhựa"...

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, 4 năm trở lại đây, doanh thu của Long Thành Plastic đều đạt xấp xỉ cả nghìn tỉ đồng. Sau khi trừ các khoản mục chi phí, lợi nhuận năm của công ty đủ để ông Minh "nhựa" bổ sung vào bộ sưu tập của mình thêm vài chiếc siêu xe - nếu muốn.

Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Long Thành Plastic lần lượt đạt 1.035 tỉ đồng và 968,6 tỉ đồng, lợi nhuận thuần lần lượt ở mức 91,74 tỉ đồng và 67,88 tỉ đồng.

Năm 2019, doanh thu thuần của Long Thành Plastic đạt 882 tỉ đồng, lợi nhuận thuần ở mức 95 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 3,2% và 79% so với năm 2018.

Nhựa Long Thành nhà thiếu gia Minh "nhựa" làm ăn thế nào? ảnh 2

Doanh thu thuần khiêm tốn của Long Thành Plastic

Dù sở hữu khả năng sinh lời ấn tượng với ROS hơn 10% nhưng so với các ông lớn cùng ngành như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Nhựa An Phát Xanh hay Plaschem, doanh thu cũng như lợi nhuận hàng năm của Long Thành Plastic vẫn chỉ ở mức khiêm tốn.

Tuy vậy, Long Thành Plastic lại có cơ cấu nguồn vốn khá lành mạnh, với tỷ lệ nợ phải trả luôn ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 7% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, con số này là hơn 50% tại các doanh nghiệp ngành nhựa khác.

Thực tế, trong một số ít lần xuất hiện trên truyền thông trước đây, ông Minh “nhựa” cũng không ngại khoe rằng, vốn là lợi thế của Nhựa Long Thành. Đến bây giờ công ty không vay một đồng bạc nào của ai cả - vị thiếu gia từng cho biết.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Long Thành Plastic đạt 881,3 tỉ đồng, được kiến tạo hầu hết bởi vốn chủ sở hữu - ở mức 819,5 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 12% và 11% so với thời điểm đầu năm.

Nhựa Long Thành nhà thiếu gia Minh "nhựa" làm ăn thế nào? ảnh 3

Ông Minh “nhựa” sở hữu bao nhiêu cổ phần Long Thành Plastic?

Là một công ty gia đình được thành lập từ năm 1990 do ông Phạm Văn Mười (SN 1954) làm chủ, Long Thành Plastic chính thức chuyển đổi cơ cấu hoạt động vào năm 1996.

Theo giới thiệu trên trang chủ, hiện Long Thành Plastic có 4 chi nhánh tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, đồng thời công ty này cũng sở hữu nhà máy sản xuất cùng tên đặt tại quận Bình Tân, TP. HCM.

Long Thành Plastic về bản chất vẫn là một công ty gia đình, do ông Phạm Văn Mười (nắm giữ 43,67% VĐL), vợ ông Mười – bà Trần Thị Bạch (nắm giữ 33,89% VĐL), ông Phạm Trần Nhật Minh (nắm giữ 19% VĐL) và bà Nguyễn Thị Phương Thuý (nắm giữ 3,44% VĐL) góp vốn thành lập.

Trong đó, bà Nguyễn Thị Phương Thuý (SN 1982) là vợ của thiếu gia Minh “nhựa”. Bà Thuý cũng có niềm đam mê mãnh liệt với siêu xe, đồng thời bà còn là chủ quán café New Life tại quận 7, TP. HCM.

Nhựa Long Thành nhà thiếu gia Minh "nhựa" làm ăn thế nào? ảnh 4

Chân dung thiếu gia Minh "nhựa" và tiểu thư Phạm Trần Nguyễn Minh Anh (Nguồn: Internet)

Lập gia đình từ sớm, thiếu gia Minh "nhựa" giờ đã lên chức bố vợ. Trưởng nữa của ông, tiểu thư Phạm Trần Nguyễn Minh Anh (Joyce Phạm, sinh năm 1999), năm ngoái, từng nhận được sự chú ý lớn của truyền thông với một đám cưới xa hoa, với chi phí được đồn đoán là tốn hàng chục tỉ đồng.

Ngoài sở thích chơi siêu xe giống bố, Joyce Phạm còn có đam mê đặc biệt với đồ hiệu. Dù tuổi đời còn trẻ, song hot girl này cũng sở hữu công ty kinh doanh thương hiệu thời trang riêng mang tên Công ty TNHH Joyce International./.

Theo Viettiems

https://viettimes.vn/nhua-long-thanh-nha-thieu-gia-minh-nhua-lam-an-the-nao-post139465.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN