Những góc khuất tài chính tiềm ẩn rủi ro - Phần 1: Tài chính doanh nghiệp
20:38 | 03/01/2020
DNTH: Mấy năm gần đây, đất nước ta có những bước chuyển mình rõ rệt, đời sống người dân ngày một nâng cao, cơ cấu nền kinh tế đi sâu vào đổi mới chất lượng, nâng cao hiệu quả. Những hạn chế, yếu kém dần được khắc phục, vốn nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế ngày một tăng, cho thấy sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang có được những thành công nhất định, mang lại sự tiến bộ mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều.
Việt nam có một nền kinh tế nhiều thành phần, tận dụng lợi thế về thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng, để thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đưa Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, sản lượng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu tăng cao. Trong đó, kết cấu nền kinh tế hiện nay có trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, để kinh tế phát triển ổn định, cần có chính sách hỗ trợ, đầu tư công nghệ vào những ngành nghề sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tái thiết lại từ nền kinh tế tuyến tính truyền thống, sang kinh tế tuần hoàn, hướng tới sự ổn định bền vững. Song song với đó là việc minh bạch trong kinh doanh, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Ảnh: Internet
Tuy nhiên, để bắt nhịp với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam cần kiểm soát chi tiết từng tế bào trong nền kinh tế, đưa ra đối sách phù hợp, tận dụng tối đa các nguồn lực, tạo cơ chế thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp bước vào cuộc chơi nhanh hơn, mạnh dạn hơn, giúp nâng cao “sức đề kháng” của doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế trong quá trình phát triển.
Một số yếu tố cần kiểm soát đối với tài chính trong doanh nghiệp
Một nền kinh tế mở cửa, cần có các yếu tố tạo nên thành công trong hội nhập với kinh tế quốc tế, là cạnh tranh công bằng, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, giảm rủi ro từ tác động của chính sách pháp luật, các doanh nghiệp được đối xử công bằng trong cùng một sân chơi. Tuy nhiên, lối mòn mà đa phần doanh nghiệp Việt Nam đang đi, còn chịu nhiều tác động từ chính sách của cơ chế cũ. Đôi khi những tác động đó về biểu hiện bên ngoài là tích cực, nhưng đến một ngưỡng nào đó nếu không kịp thay đổi, sẽ tạo phản ứng tiêu cực với nền kinh tế.
Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu
Năm 2017, Bộ Tài chính đã công bố dự án Luật sửa đổi, bổ sung hàng loạt các sắc thuế. Trong đó, khống chế tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tại dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu vượt quá 4 lần (4/1) đối với lĩnh vực sản xuất và 3 lần (3/1) đối với những lĩnh vực còn lại, thì lãi vay theo phần nợ vượt sẽ không được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Xét trên cơ cấu hình thành tài sản khi hệ số này lớn hơn 1, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp hình thành chủ yếu từ các khoản nợ. Ở chiều ngược lại, tài sản của doanh nghiệp sẽ hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc hệ số này càng lớn, khả năng doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính càng cao.
Trên góc độ người cho vay, khi vốn vay của doanh nghiệp vượt vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa với việc xuất hiện yếu tố rủi ro trong kiểm soát vốn. Tuy nhiên, tăng vốn vay tạo cơ hội cho doanh nghiệp chớp thời cơ tăng trưởng. Hơn nữa, lãi vay là khoản chi phí hợp lệ trong việc làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách. Vì vậy, việc tận dụng đòn bảy tài chính này, thường được các doanh nghiệp tận dụng triệt để.
Ở nước ta, tỷ lệ này trong nhiều doanh nghiệp lên tới hàng chục lần, như Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp (VEAM), có thời điểm nợ vay vượt vốn chủ sở hữu 12,5 lần; Công ty Xây dựng số 5, mã chứng khoán (VC5) 13,7 lần; Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIDIFI) 14,56 lần. Cá biệt, Công ty Lương thực Vĩnh Long, mã chứng khoán (VLF), có thời điểm lên tới 78 lần. Ở một số nước, quy định tỷ lệ khuyến nghị nợ vay trên vốn chủ sở hữu như: Ba Lan, Chile, Peru, Úc, Nhật Bản, Nga, Nam Phi, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil, New Zealand… khi nợ vay trên vốn chủ sở hữu vượt quá 3 lần, được coi là vốn mỏng, hay tài chính yếu. Tỷ lệ này được quy định ở Canada là 2/1.
Từ những lợi thế đó, công cụ tài chính được tận dụng tối đa là điều cần thiết ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng trả nợ, dẫn đến phá sản. Đây là yếu tố cần điều chỉnh bằng chính sách pháp luật, hướng tới một nền tảng tài chính bền vững trong doanh nghiệp, giúp nền kinh tế có được sự ổn định. Hơn nữa, điều chỉnh tỷ lệ này phù hợp cũng chống được hiện tượng chuyển giá, giúp giảm gian lận các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước, tại các doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng không phù hợp với số liệu trên báo cáo
Một hiện tượng chung hiện nay là số liệu hạch toán trên báo cáo tài chính, hầu hết chưa phản ánh đúng với thực tế hoạt động. Những biểu hiện đó thường nằm ở tốc độ gia tăng tài sản thực tế, khác hoàn toàn với tốc độ tăng trưởng theo số liệu trong báo cáo tài chính, đã nộp cho cơ quan thuế. Cụ thể, ở một số doanh nghiệp có số liệu trên báo cáo tài chính lỗ trong nhiều năm, hoặc lợi nhuận mang lại từ kinh doanh rất thấp, nhưng vẫn không ngừng đầu tư, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, lý do mở rộng sản xuất kinh doanh có rất nhiều, dẫn đến chế tài không đủ rộng để các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc và minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là nguyên nhân làm mất đi sự công bằng trong kinh doanh, tạo lối mòn cho gian lận thương mại, dẫn đến thất thu các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Lối mòn đó tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế, là nguyên nhân buộc các ngân hàng thương mại thường xuyên ra quyết định cho vay, không tuân theo quy luật vốn có của tín dụng là “Năng lực tài chính trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phù hợp với năng lực tài chính trên phương án vay vốn”. Hay nói cách khác, báo cáo tài chính thường phải chỉnh sửa để tăng năng lực tài chính, sao cho phù hợp với phương án vay vốn.
Ở các doanh nghiệp có số liệu hạch toán lỗ, hoặc lợi nhuận sau thuế quá thấp, nếu sử dụng báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan thuế, để làm hồ sơ trong phương án vay vốn, sẽ không thể chứng minh được năng lực tài chính, phù hợp cho phương án vay vốn. Từ đó, ngân hàng sẽ không thể hoàn tất thủ tục giải ngân khoản vay. Vì vậy, hiện tượng doanh nghiệp điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính để chuyển cho ngân hàng, diễn ra thường xuyên. Trong vấn đề này, luật pháp cũng cần điều chỉnh nhằm thống nhất một loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp, khi nộp cho các cơ quan chức năng, cũng như các ngân hàng thương mại.
Lợi ích thực tế mang lại cho các cổ đông
Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn đạt hiệu quả rất cao cho các công ty đại chúng. Đối với các nhà đầu tư, đây là một thị trường “mua bán kỳ vọng” trong tương lai. Tuy nhiên, bản chất thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu tính ổn định, các “ông chủ” của công ty đại chúng không khó để chi phối được giá trị cổ phiếu. Từ đó dẫn đến hiện tượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thực tế, không bằng lợi ích mang lại trên chính giá trị cổ phiếu mà chủ doanh nghiệp phát hành ra. Hay nói cách khác, cổ phiếu được sử dụng làm công cụ, mang về lợi ích cho một số cá nhân trong doanh nghiệp, từ các nhà đầu tư.
Đa phần, các nhà đầu tư kỳ vọng vào kết quả sản xuất kinh doanh trong tương lai, từ sự ổn định của doanh nghiệp, để đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, tính bất ổn thường xuyên xuất hiện ở các công ty đại chúng, sau một vài năm niêm yết cổ phiếu, trên sàn chứng khoán. Đó là hệ quả cho thấy, Việt Nam chưa xuất hiện nhiều công ty có tuổi đời dài, tính ổn định cao, chất lượng sản phẩm được trong và ngoài nước tin dùng. Thêm vào đó, lợi nhuận ở các công ty đại chúng sau mỗi kỳ kinh doanh, thường được chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Dấu hiệu đó cho thấy, lợi nhuận không hoàn toàn đúng như số liệu đã đưa vào báo cáo.
Lợi nhuận là phần còn lại trong doanh nghiệp, sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. Phần còn lại đó, sẽ được trích lập các quỹ và chi trả cổ tức cho cổ đông. Về bản chất, cổ tức là phần lợi ích của cổ đông sau một quá trình đầu tư. Tuy nhiên, nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu, sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường và giảm một phần giá trị cổ phiếu.
Ở góc độ doanh nghiệp, trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không làm giảm dòng tiền trực tiếp, kế hoạch sản xuất kinh doanh không bị xáo trộn. Tuy nhiên với cổ đông, giá trị thực của cổ phiếu sẽ giảm đi và đương nhiên là thất thoát tài chính. Thêm vào đó việc tăng giảm lợi nhuận, doanh nghiệp có thể điều tiết thông qua các khoản mục như: Nguyên vật liệu tồn kho; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí lãi vay; Trích lập dự phòng rủi ro. Xét cho cùng thì nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, chấp nhận quá nhiều rủi ro từ phía các công ty đại chúng.
Tuy nhiên, nếu luật pháp quy định phải chi trả một tỷ lệ cổ tức nhất định bằng tiền mặt cho các cổ đông, có lẽ doanh nghiệp hoạt động sẽ minh bạch hơn, nghiêm túc hơn, công cụ bị lợi dụng sẽ ít phát huy hiệu quả hơn, mang lại sự công bằng cho các nhà đầu tư, giúp lành mạnh hóa thị trường huy động vốn.
Tài chính là thước đo nội lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Trên góc độ quản lý nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển giúp cho dân giàu, nước mạnh, tăng cường sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ điện tử đã bắt đầu được áp dụng, tính minh bạch trong xã hội đã được quan tâm, doanh nghiệp có tài chính ổn định là bước chuẩn bị trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, các biện pháp hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, phải được Chính phủ quan tâm hơn nữa, chính sách pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh hơn nữa, nhằm hướng tới một Việt Nam phát triển bền vững.
Vũ Chiến
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Lợi ích cổ đông /
- Nợ vay trên vốn chủ sở hữu /
- Tài chính doanh nghiệp /
- Những góc khuất tài chính tiềm ẩn rủi ro /
- tăng trưởng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)
Vingroup hợp tác Cleveland Clinic xây bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn quốc tế
DNTH: Ngày 18/4/2025, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic – một trong những hệ thống y tế hàn lâm...

Doanh nghiệp nhỏ đang đi đến đâu với chương trình OCOP?
DNTH: Sau hơn sáu năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ – lực lượng nòng cốt trong chương trình – vẫn đang đối mặt với...

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
DNTH: Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh...

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
DNTH: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

5 kỹ năng vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNTH: Quản lý và vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) luôn đem đến nhiều thách thức cho nhà quản trị khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ kinh doanh, nhân lực, quản lý nội bộ… Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông...

VinUni khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường đầu tiên tại Việt Nam
DNTH: Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni chính thức khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường (Center for Environmental Intelligence - CEI), đánh dấu bước phát triển quan trọng của “ngôi trường 5 sao”. Cột mốc này cũng tạo nền tảng góp phần...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Gia Lai: Bệnh viện Mắt Cao Nguyên đã phẫu thuật 20.000 ca bệnh lý về mắt
-
Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện
-
Phương pháp chữa bệnh không xâm lấn, không dùng thuốc - hướng đi mới tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...