Những thương binh tiên phong trên mặt trận kinh tế
10:00 | 25/07/2023
DNTH: Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, nhiều cựu chiến binh tỉnh Nam Định đã vượt qua nỗi đau thương tật, không chỉ vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình mà còn làm nhiều việc có ích cho cộng đồng.
Tạo việc làm cho lao động địa phương
Cựu chiến binh Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Giang (xã Hải Giang, huyện Hải Hậu) là một điển hình như thế. Không chỉ làm kinh tế giỏi, với cương vị Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh, ông còn có nhiều đóng góp cho việc an sinh xã hội.
Tháng 11/1978, khi 23 tuổi, ông Hùng nhập ngũ vào Sư đoàn 352, Quân đoàn 2, Trung đoàn 18. Sau khi huấn luyện, ông cùng đồng đội nhận nhiệm vụ quốc tế chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Thời điểm này, cuộc chiến tại Campuchia vô cùng ác liệt. Nhiều đồng đội của ông hy sinh, ông bị thương do sức ép của pháo, sức khỏe sa sút. Đầu năm 1979, ông được huy động về tăng cường cho Quân Khu 1, chiến đấu tại Lạng Sơn. Năm 1982, ông xuất ngũ trở về quê nhà với thương tật hạng 2/4.
Ông Hùng chia sẻ, thời điểm đó, kinh tế gia đình khó khăn, ông tham gia vào Tập đoàn đánh cá Tiền Phong của xã Hải Giang, khai thác hải sản ven bờ. Năm 2000, nhận định kinh tế có sự chuyển biến, nhu cầu xây dựng của người dân tăng cao, ông dành toàn bộ vốn liếng của gia đình xây dựng lò sản xuất gạch thủ công. Năm 2005, ông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Giang chuyên sản xuất gạch tuynel. Năm 2013, ông xây dựng thêm dây chuyền sản xuất gạch không nung. Hiện tại, công ty của ông đang sản xuất trên diện tích 5,7ha, công suất từ 100.000 - 150.000 viên gạch/ngày.
Cùng với sản xuất gạch, ông đầu tư xây dựng bến thủy nội địa, trung chuyển hàng hóa cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Doanh thu hàng năm khoảng 30 tỷ đồng. Công ty tạo việc làm ổn định cho 300 lao động, trong đó một nửa số lao động là con em cựu chiến binh, người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài xã, mức lương trung bình hàng tháng của lao động dao động từ 5 - 9 triệu đồng/người/tháng.
Ông Phạm Ngọc Điệp, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Giang cho biết đã làm việc ở đây gần 10 năm, mức lương hiện tại khoảng 9 triệu đồng/tháng. Đây là thu nhập giúp kinh tế gia đình ông ổn định. Có việc làm ngay tại quê hương, những lao động nông thôn như ông không phải đi làm ăn xa nên rất thuận lợi, yên tâm gắn bó với công việc.
Không chỉ phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, ông Hùng còn làm nhiều việc có ích cho cộng đồng. Năm 2014, ông tự nguyện hiến 600m2 đất và 1.200 khối cát xây dựng phà Ninh Mỹ nối hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, 12 nhà văn hóa của 12 thôn đều tu sửa lại. Ở mỗi nhà văn hóa, ông đóng góp từ 10.000 - 50.000 viên gạch. Đồng thời, ông ủng hộ 30% tổng số gạch xây dựng bờ kè sông trong xã. Hàng năm, ông dành khoảng 100 triệu đồng ủng hộ công tác khuyến học, hoạt động Hội Chữ thập đỏ, các gia đình thương binh, liệt sỹ, chất độc da cam trên địa bàn xã, huyện.
Với cương vị Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh, hàng năm, ông vận động hội viên đóng góp, xây sửa ít nhất một ngôi nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, ông vận động hội viên tham gia tích cực vào các chương trình an sinh xã hội của địa phương.
Với những đóng góp trên, năm 2016, ông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, góp phần vò sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Người “giữ lửa” nghề truyền thống
Không chỉ là một cựu chiến binh, thương binh Phan Trọng Điền, Giám đốc Công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đúc đồng Nam Thiên (xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) còn là một nghệ nhân đúc đồng của tỉnh Nam Định với hơn 30 năm giữ lửa nghề.
Ông Điền nhớ lại, sau 3 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Lào, ông bị thương với tỷ lệ thương tật 4/4. Cuối năm 1987, ông xuất ngũ trở về quê hương. Khi về quê, ông làm việc tại Công ty Cổ phần Bia ong Xuân Thủy, huyện Xuân Trường. Thời gian làm việc ở đây, ông tìm hiểu quá trình sử dụng sáp ong tạo hoa văn trên các sản phẩm đồ đồng. Càng tìm hiểu càng đam mê, đến năm 1990, ông bỏ việc để mở lò đúc đồng tại gia đình.
Theo ông Điền, thời gian đầu, làm nghề đúc đồng vô cùng khó khăn. Làm ra sản phẩm đã khó, việc tiêu thụ sản phẩm còn khó gấp nhiều lần. Ông phải mang sản phẩm của gia đình đi các địa phương như Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh, gõ cửa từng đền, điện, chùa giới thiệu.
Cùng với việc tìm kiếm bạn hàng, ông vừa nghiên cứu, học hỏi các kỹ thuật chế tác, hoa văn cổ để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nhờ đó, sản phẩm của gia đình ông dần tìm được đầu mối tiêu thụ ổn định. Nhiều cơ sở kinh doanh mặt hàng đồng đã tìm về đặt hàng.
Năm 2010, ông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đúc đồng Nam Thiên, với diện tích nhà xưởng trên 2.000m2. Sản phẩm chủ yếu là chuông, tượng, tranh đồng, đồ thờ các loại. Với việc đi theo hướng đúc đồng truyền thống, các họa tiết được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ, sản phẩm đồng của công ty ông được khách hàng đánh giá cao.
Bên cạnh sản xuất các sản phẩm đồng, công ty của ông tham gia phục dựng, tu sửa các công trình tiêu biểu như công trình đúc đồng chùa Phật Tích (Tiên Du - Bắc Ninh), đền Quốc Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), tượng Bác Hồ, đại hồng chung, trống Đại Pháp cổ... tại đền Chung Sơn thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)…
Với doanh thu khoảng 10 tỷ/năm, công ty của ông Điền đang tạo việc làm cho khoảng 60 lao động, lương từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng. Song song với việc phát triển kinh tế gia đình, cựu chiến binh Phan Trọng Điền tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, đóng góp xây dựng quê hương như: tu sửa Nghĩa trang Liệt sỹ, ủng hộ Quỹ Khuyến học, Quỹ Vì người nghèo, vận động hội viên cựu chiến binh ủng hộ sửa chữa nhà cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài xã.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Nam Định Bùi Văn Tuất đánh giá, đây là những cựu chiến binh tiêu biểu của địa phương trong phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ trong thời bình. Không chỉ khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu mà các cựu chiến binh này còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, có nhiều đóng góp thiết thực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, khuyến học khuyến tài, an sinh xã hội...
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Thương binh - liệt sĩ /
- Bộ đội Cụ Hồ /
- Hội cựu chiến binh /
- Nam Định /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...
Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn
DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...
ABBANK và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
DNTH: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành...
'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân
DNTH: Đọc thông, nói thạo tiếng dân tộc không chỉ là điều kiện quan trọng giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực hiện phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) mà còn thể hiện sâu sắc...
Giải quần vợt thiện nguyện, chung tay xây dựng 5 nhà tình nghĩa tại TP. Pleiku
DNTH: Sáng 17/10, tại phường Thống Nhất, Ban tổ chức Giải Quần vợt thiện nguyện vì người nghèo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai)-Cúp Mỏ đá Làng Bi lần II năm 2024, tiến hành trao tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...