Ninh Bình: nâng cao đời sống kinh tế từ cây rau má

18:57 | 11/02/2025

DNTH: Mô hình sản xuất rau má theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đang được triển khai, đầu tư công nghệ, chế biến thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, từ đó nâng cao giá trị và tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Ban đầu chỉ là vài hộ trồng nhỏ lẻ từ năm 2017, đến nay cây rau má đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao đối với thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Vân Trà, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô.

Ninh Bình: nâng cao đời sống kinh tế từ cây rau má - Ảnh 1

Mới được đưa vào trồng đại trà trên diện tích lớn được một vài năm, song đến nay cây rau má đã cho thấy thế mạnh vượt trội về sức tiêu thụ trên thị trường, nâng cao giá trị nông sản và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân trong HTX.

Hiện nay, toàn HTX có 9 đội với 1.305 hộ sản xuất thường xuyên. HTX đang duy trì khoảng 8 ha trồng rau má quanh năm, thu hoạch được khoảng 200 tấn rau má tươi một năm.

Để giữ trọn vẹn được độ tươi ngon của sản phẩm, HTX đã áp dụng kỹ thuật hiện đại nhất. Sau khi rau má tươi được rửa sạch sẽ đưa vào sấy lạnh trong 24 giờ. Tiếp theo rau má sẽ được đưa vào nghiền bằng cối đá granite thêm 12 giờ nữa nhằm giữ được nguyên bản mùi vị và màu sắc. Mọi quy trình từ khâu sản xuất đến đóng gói bao bì đều khép kín và được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo tính toán để làm ra 1kg sản phẩm bột rau má thì cần khoảng 10kg nguyên liệu, với giá bán khoảng 1,5 triệu đồng/kg.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các hộ trồng, chăm sóc rau má tại HTX tuân thủ theo nguyên tắc sản xuất an toàn, áp dụng đúng quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, hướng tới sản xuất hữu cơ.

Cùng với đó, các hộ chủ động trong việc ủ phân hữu cơ, bón phân cải tạo đất sau mỗi đợt thu hoạch, giúp vừa tăng dinh dưỡng vừa tạo sự tơi xốp cho đất. Từ năm 2021, cây rau má Yên Thắng đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình chứng nhận rau an toàn.

Sản phẩm bột rau má của xã Yên Thắng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023. Việc xây dựng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị của địa phương đã giúp đầu ra ổn định, nâng cao đời sống kinh tế, giúp người nông dân yên tâm sản xuất.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chủ động nhiều giải pháp ứng phó xâm nhập mặn

DNTH: Theo dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, tình hình hạn mặn năm 2025 trên địa bàn không nghiêm trọng như mùa khô 2015 - 2016, 2019 - 2020 nhưng ở mức cao và sẽ có những giai đoạn diễn biến cực đoan, gay gắt.

Nông dân hoãn việc gieo cấy để chờ giá rau xanh tăng cao

DNTH: Liên tiếp vài tuần gần đây, giá rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc rớt giá mạnh, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân.

Nhiều nhà vườn ở 'thủ phủ điều' đối mặt với nguy cơ mất mùa

DNTH: Hiện nay, nhiều nhà vườn tại “thủ phủ điều” Bình Phước đang trong thời kỳ ra bông, đậu trái và nuôi trái. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời tiết bất lợi xuất hiện nhiều sâu bệnh “tấn công” khiến nhiều...

Liên kết trồng rau, nuôi cá, thu nhập tăng cao

DNTH: Khai thác lợi thế xứ đồng có sông Hồng chảy qua, HTX Kim Đức đã nuôi thêm cá lồng, giúp thu nhập tăng cao.

Năng suất lúa Đông Xuân tăng, giá giảm

DNTH: Vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025, tỉnh Đồng Tháp xuống giống 183.283 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Diện tích thu hoạch 12.321 ha, năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha, năng suất tăng hơn đầu tháng 1/2025 hơn 300 kg/ha. Tuy vậy, giá lúa Đông Xuân...

Cảnh giác sinh vật gây hại lúa đông xuân tại ĐBSCL

DNTH: Lúa đông xuân tại ĐBSCL hiện đang giai đoạn đòng - trổ, trổ - chín và một số nơi bị nhiều dịch hại tấn công.

XEM THÊM TIN