Nội – ngoại “so găng” trên thị trường bán lẻ
09:17 | 04/12/2017
DNTH: DN&TH; Trong bối cảnh bị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lấn sân và liên tục mở rộng quy mô, để tồn tại các nhà bán lẻ Việt Nam bên cạnh việc phải ứng dụng khoa học công nghệ mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại... thì việc đẩy mạnh liên kết nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp (DN) nước ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tránh vết xe đổ như trước đây, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần tháo gỡ những vướng mắc cơ chế, chính sách và điều quan trọng là bản thân các DN bán lẻ nội cũng phải tìm được tiếng nói chung.
Hàng Việt khó chen chân
Hiện Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, vì vậy đã thu hút nhiều DN bán lẻ nước ngoài như: Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan)... đầu tư khai thác. Được biết, hiện ở Việt Nam Aeon đang có 3 siêu thị lớn tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội, 59 siêu thị liên kết với hệ thống siêu thị Citimart, Fivimart và 75 cửa hàng mini shop.
Gần đây nhất, hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã chính thức có mặt tại Việt Nam, dự kiến trong 3 năm tới, tập đoàn này sẽ nâng số cửa hàng tại Việt Nam lên 100 và 10 năm tới là 1.000 cửa hàng. Ngoài ra, một số tập đoàn lớn khác như Central Group, Lotte, Robinson... cũng đang có tham vọng mở rộng nhằm chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ tại Việt Nam.
Có thể thấy, mặc dù các DN bán lẻ nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Việt Nam đều tuyên bố tạo điều kiện cho DN đưa hàng Việt vào siêu thị của họ để tiêu thụ, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Theo một số DN Việt Nam, để vào được hệ thống phân phối ngoại là rất khó, bởi họ thường thắt chặt đầu vào bằng những quy định gắt gao về quản lý, chất lượng, mẫu mã bao bì...
Ngoài ra, DN nước ngoài thường thanh toán chậm từ 1 tháng đến 1,5 tháng sau khi nhận hàng, điều này gây ra không ít khó khăn cho DN Việt Nam, nhất là những DN nghiệp nhỏ và vừa trong việc đảm bảo quay vòng nguồn vốn. Bên cạnh đó, mức chiết khấu của các siêu thị ngoại cũng cao hơn nhiều so với siêu thị trong nước. Ngoài ra, các DN nội còn phải trả hàng loạt chi phí khác như: phí kê khai sản phẩm mới và chi phí thuê mướn quầy kệ... cũng không hề thấp khiến nhiều DN trong nước không thể tiếp tục cung ứng hàng hoá cho các siêu thị ngoại.
Rất cần cái bắt tay của các DN nội
Trong bối cảnh các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, mới đây Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR) đã đề xuất Chính phủ thành lập một tập đoàn bán lẻ trên cơ sở “bắt tay” của 4 “đại gia” hàng đầu (với doanh thu đến 4 - 5 tỷ USD/năm) trong ngành bán lẻ của Việt Nam hiện nay. Đó là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op), Tập đoàn Phú Thái (Phu Thai Group), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được khởi động. Bởi cách đây 10 năm (2007), 4 DN này đã liên kết thành lập Công ty CP Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA). Tuy nhiên, VDA thất bại khi cơ chế, chính sách không đồng bộ như: chính sách đất đai, một số địa phương sẵn sàng ủng hộ mặt bằng, một số địa phương thì không. Mặt khác, khi VDA vừa hình thành thì Nhà nước có chủ trương không cho đầu tư ngoài ngành. Do đó Satra và Hapro phải thoái vốn. Khi 2 DN lớn thoái vốn, 2 DN thành viên còn lại không đủ tiềm lực phát triển nên đã phải giải thể.
Được biết, hiện 4 DN này lại đang tiếp tục kêu gọi thành lập một tập đoàn bán lẻ theo hướng mọi thành phần đều có thể tham gia, ai bỏ vốn nhiều sẽ điều hành tập đoàn. Bên cạnh đó, thành lập hệ thống siêu thị nông nghiệp, nông dân khi vào siêu thị này sẽ mua được tất cả từ con giống, phân bón đến thức ăn, máy móc... Tuy nhiên, để tránh đi phải vết xe đổ như trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng Nhà nước cần tháo gỡ những vướng mắc cơ chế, chính sách và bản thân các “đại gia” bán lẻ cũng cần phải tìm được tiếng nói chung để có thể đủ mạnh đối chọi với các DN nước ngoài.
Ánh Nguyệt
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2016 doanh thu bán lẻ hàng hoá cả nước tương đương khoảng 118 tỉ USD, tăng 10,2% so với năm trước. Trong khi đó, theo dự báo của Viện Nghiên cứu thương mại thuộc Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm với quy mô thị trường khoảng 179 tỉ USD vào năm 2020.
Cảnh báo triều cường sẽ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bạc Liêu
DNTH: Bạc Liêu - Dự báo năm 2025, hạn mặn ít khốc liệt hơn năm 2024 nhưng triều cường có khả năng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Miền Bắc thấp nhất 5 độ C
DNTH: Không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa khiến sáng nay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét 5 độ C, vùng núi cao xuống dưới 10 độ, đồng bằng phổ biến 15-16 độ.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có quy mô hàng tỉ USD
DNTH: Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết dự kiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới hàng tỉ USD.
Cách mạng tinh gọn bộ máy phải làm đến cùng, triệt để
DNTH: Chuyên gia cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, phải đảm bảo nghiên cứu thấu đáo, “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng thận trọng, cẩn thận.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng
DNTH: Bộ Tài chính vừa đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế trên 120 ngày với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng các huyện miền núi Thanh Hóa
DNTH: Ngày 7/12, tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...