Nông dân miền núi làm gì để thoát nghèo
11:30 | 25/02/2025
DNTH: Làm sao để bà con miền núi mau chóng thoát nghèo, có cơ hội vươn lên làm giàu? Nên coi đây là việc cấp thiết phải thực hiện ngay với những kết quả rõ rệt.
Nhân dịp năm mới, Tổng Bí thư Tô Lâm nói: “Chúng ta đã hội tụ đủ điều kiện và đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh…”.
Ông khẳng định “Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nhiều vùng trung du, miền núi tiềm năng về nông nghiệp vẫn còn lớn và chưa được khai thác hiệu quả.
Để đạt được mục đích mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu ra, thiết nghĩ bà con ở nông thôn cũng phải có quyết tâm rất lớn với những chuyển biến rõ rệt. Hiện nay, những vùng khó khăn nhất của đất nước hầu như đều nằm ở nông thôn. Đặc biệt những vùng núi non, vùng dân tộc ít người, vùng bị hạn mặn hay những vùng bị sa mạc hoá là những nơi khó khăn nhất. Làm sao để bà con ở đây mau chóng thoát khỏi nghèo và có cơ hội vươn lên làm giàu? Nên coi đây là việc cấp thiết phải thực hiện ngay với những kết quả rõ rệt. Tuyệt đối không hô hào khẩu hiệu và nói chung chung.
Đưa được những vùng này vươn lên là công việc hết sức khó khăn. Lâu nay, chúng ta đã có rất nhiều dự án cho những vùng này nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Nhà nước đã đầu tư rất nhiều nhưng kết quả lại không được như mong muốn. Phổ biến là hiện tượng dự án rút đi thì mọi việc lại y như cũ.
Kinh phí của Chính phủ cho những vùng khó khăn này thường giàn trải ra rất nhiều cơ quan, nhiều bộ, nhiều ngành, nhiều tổ chức… Thực tế cho thấy, các báo cáo kết quả thường viết hay nhưng bà con chuyển biến không được mấy.
Tôi vẫn mong rằng, Đảng và Chính phủ sẽ giao cho một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị hay Bí thư Trung ương Đảng đặc trách việc đưa những vùng khó khăn này vươn lên. Đồng chí ấy có quyền quyết định những việc cần làm, có quyền điều động những nhân lực cần thiết, có cơ chế đặc thù để thực hiện những nhiện vụ quan trọng…

Cây trám - một trong những cây đa mục đích cho bà con vùng núi thu nhập cao.
Để đất nước vươn lên mạnh giàu như ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, cần nhanh chống triển khai những hướng đi cho những vùng còn đang lạc hậu. Chúng tôi đã huy động đông đảo các nhà khoa học trong cả nước tham gia viết bộ sách “1001 cách làm ăn” để phục vụ riêng cho bà con nông dân. Mỗi cuốn sách sẽ dạy cho bà con một nghề. Những nghề đó mau chóng giúp bà con vươn lên giàu có…
Ở những vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên, chúng tôi đã giới thiệu rất nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi có thể giúp cho bà con vươn lên làm giàu. Cau su, cà phê, điều, hồ tiêu… đều là những đối tượng đang phát triển mạnh. Nuôi trâu, nuôi ngựa bạch, nuôi bò sữa, bò thịt, nuôi dê, nuôi cừu, nuôi thỏ, nuôi đà điểu… đang được nhiều nơi thực hiện, kết quả rất tốt.
Những rừng cây gỗ lớn đang được triển khai. Đặc biệt, hàng loạt các giống cây lâm nghiệp đa tác dụng cũng đang được phát triển ngày một sâu rộng như trẩu, sở, hồi, đàn hương, dổi, dẻ ăn hạt, trám, sấu và đặc biệt là cây mắc ca.
Hơn 10 năm qua chúng ta đã trồng được trên 22.000ha mắc ca. Nhiều loại cây ăn quả cũng đang vươn lên, đóng góp to lớn cho thu nhập của bà con như nhãn, vải, xoài, cam, chanh, quýt, bưởi, na, măng cụt… và đặc biệt là sầu riêng. Miền núi hoàn toàn có thể vươn lên, thậm chí có thể vượt cả miền xuôi nếu chúng ta tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đó là chưa nói tới các loài cây dược liệu, Việt Nam là một kho dược liệu khổng lồ.

Mắc ca là một trong những cây trồng đang được nhiều vùng miền núi lựa chọn để phát triển nông nghiệp bền vững.
Ở những vùng đồng bằng, đặc biệt là ở miền Tây Nam bộ, bà con có thể áp dụng hàng loạt nghề có thể đạt tới thu nhập cao. Ngoài tôm, cá mà chung ta đang tổ chức sản xuất rất tốt, còn rất nhiều loài bà con có thể làm giàu nhờ nuôi chúng như nuôi ốc nhồi, cà cuống, rắn ri voi, lươn trong bể không bùn… Còn ở vùng ven biển, ta nên nuôi rong, tảo, nuôi bào ngư, nuôi sá sùng, nuôi cua biển… Rất nhiều gia đình đã giàu lên trông thấy nhờ nuôi các đối tượng này.
Một trong những vùng khó khăn nhất ở nước ta có lẽ là đất miền Trung đang bị sa mạc hoá (Bình Thuận, Ninh Thuận và cả một số nơi ở Khánh Hoà). Ở đó chỉ có cát và nắng nóng. Thế nhưng gần đây, một số nơi đã đưa thành công cây măng tây, cây nho, cây táo và câu nha đam vào trồng, kết quả rất tốt. Thế nhưng đó mới chỉ trên diện tích hẹp.
Chúng tôi kiến nghị đưa cây xoan chịu hạn vào phủ xanh toàn bộ vùng bị sa mạc hoá. Đây là loài có rễ ăn sâu (có nơi tới tận 20m). Nó phát triển được trên vùng cát nóng này. Cây xoan chịu hạn có lá và quả giống hệt với lá và quả của cây xoan ta. Tuy nhiên bộ lá của chúng dày hơn và số lượng quả nhiều hơn. Đặc biệt, thân của chúng rất lớn, có cây đường kính thân lên tới 70 - 80cm.

Nhà khoa học Nguyễn Lân Hùng (phải) trong chuyến khảo sát trồng cây xoan chịu hạn (cây neem) ở Nam Trung bộ.
Theo các nhà khoa học, trong hạt và lá cây xoan chịu hạn có một chất có khả năng xua đuổi hoặc tiêu diệt côn trùng. Ở Ấn Độ có tới 4 nhà máy chiết xuất chất này từ cây xoan chịu hạn để sản xuất ra thuốc trừ sâu. Rõ ràng, đây là tín hiệu tuyệt vời cho chúng ta. Tại sao ta không phủ xanh toàn bộ những nơi đang bị sa mạc hoá bằng cây xoan chịu hạn? Nếu trồng chúng ta sẽ lấy lại được màu xanh, giữ được nước cho đất, tạo cảnh quan, đưa chim thú quay về và còn giúp bà con nơi đây có được nguồn thu lớn từ việc bán sản phẩm cho nhà máy chế biến thuốc bảo vệ thực vật. Các kỹ sư ở đại phương còn cho chúng tôi biết, lá cây xoan chịu hạn lại có thể làm thức ăn cho dê của vùng này vì chúng ăn không bị say. Rõ ràng, cây xoan chịu hạn sẽ là đối tượng giúp bà con nơi đây đổi đời.
Điểm qua một vài nội dung trên để bà con thấy ở những vùng khó khăn nhất của đất nước chúng ta vẫn có rất nhiều cách để lươn lên giàu có.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: https://nongnghiep.vn/nong-dan-mien-nui-lam-gi-de-thoat-ngheo-d421930.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- vươn mình /
- Tổng Bí thư Tô Lâm /
- miền núi /
- nông dân /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhà hàng, siêu thị mở bán buffet chay dịp Rằm tháng Giêng
DNTH: Ngày 11/2, ngay từ sáng sớm nhiều điểm kinh doanh món chay tại TP Hồ Chí Minh tấp nập người tiêu dùng và lượt khách tăng cao so với ngày thường. Đồng thời, để nắm bắt cơ hội kinh doanh trọng dịp rằm tháng giêng (ngày 14 và 15 âm...

Phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm
DNTH: Sau Tết - cuối Xuân, đặc trưng của thời tiết miền Bắc thường là mưa phùn, nồm ẩm, khiến độ ẩm không khí tăng cao.

Cần cơ chế đặc thù cho đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
DNTH: Sắp tới, Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được trình Chính phủ và Quốc hội xem xét. Với ý nghĩa quan trọng cả về vận tải lẫn môi trường, tuyến đường sắt điện khí hoá đầu tiên này cần cơ chế đặc...

Điều chỉnh giảm trừ gia cảnh: Không thể lỗi thời với thực tế đời sống
DNTH: Đề xuất điều chỉnh giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính là tín hiệu tích cực, giúp chính sách thuế linh hoạt hơn trước áp lực giá cả leo thang.

Rộn ràng không khí lao động, sản xuất đầu xuân
DNTH: Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều đã quay trở lại với công việc.

Cần thích nghi thời tiết nồm ẩm
DNTH: Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng bắt đầu chuyển sang giai đoạn nồm ẩm đặc trưng.
Đô thị cuộc sống
-
Nông dân miền núi làm gì để thoát nghèo
-
Sẽ phát triển phương pháp dự báo hạn hán sớm vài tháng
-
Đưa Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới: đích đến không còn xa
-
Nhà hàng, siêu thị mở bán buffet chay dịp Rằm tháng Giêng
-
Mặc mưa rét, nông dân Tứ Liên hối hả chuẩn bị cho vụ quất mới
-
Phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...