Nông sản Việt không có thương hiệu: Nghịch lý: Top đầu thế giới nhưng được hưởng phần ít nhất
16:17 | 03/12/2018
DNTH: Nông dân Nhật Bản bán một quả xoài được 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng), người nông dân được hưởng lợi lớn nhất. Trong khi ở Việt Nam nhiều loại nông sản xuất khẩu đứng top 1 thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp và nông dân luôn là người được hưởng lợi ít nhất.
Xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra chiềuy 26/11, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho biết, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong vòng 10 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng từ 16,484 tỷ USD năm 2009 lên mức 36,37 tỷ năm 2017.
Đáng chú ý, trong gia đoạn từ 2008-2017, Việt Nam luôn là nước xuất siêu nông sản với mức xuất siêu bình quân 8 tỷ USD/măm.
Song, theo IPSARD, mặc dù xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh, nhưng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, tươi hoặc qua sơ chế, xuất khẩu chế biến sâu chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo đó, một số mặt hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu đứng top đầu thế giới, song giá trị thấp.
Cụ thể, hạt tiêu Việt xuất khẩu xếp thứ hạng số 1 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 8; hạt điều cũng đứng thứ nhất thế giới, giá trị đứng thứ 6; gạo, cà phê đứng trong nhóm thứ 2 nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ 10.
Nhiều mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu thuộc top đầu thế giới nhưng giá trị đem lại vẫn còn khá thấp |
Đại diện IPSARD nhận định, là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, tuy nhiên có đến hơn 80% lượng nông sản của Việt Nam chưa xây được xây dựng thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác,... Điều này là bất lợi lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.
IPSARD dẫn số liệu thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ KH&CN), trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hoá được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, mới có khoảng 15% là của các doanh nghiệp trong nước và có đến 80% hàng nông sản của nước ta được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.
Điểm yếu nữa là nông sản Việt đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào dưới dạng nông sản thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Nguyên nhân của tình trạng này là công nghệ trước và sau thu hoạch còn lạc hậu, việc tham gia chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến đến marketing, phân phối và tiêu thụ còn hạn chế...
“Vấn đề là nông sản Việt chưa có một đơn vị cá nhân hay cơ quan chủ quản nào đứng ra để có thể xây dựng thương hiệu dưới 1 cái tên riêng nào đó của Việt Nam. Ngoại trừ ngành lúa gạo, năm 2018, Bộ NN-PTNT đang chủ trì xây dựng thương hiệu gạo quốc gia”, vị này cho hay.
Thực tế, năm 2017, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng từng thừa nhận 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay mới chỉ là xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế đơn giản. Nguyên nhân lớn nhất chính là khâu chế biến, thương mại, tổ chức sản xuất và xây dựng thương hiệu yếu.
Ví như, tại Hưng Yên và Bắc Giang có hai loại quả chủ lực là nhãn và vải thiều. Hai loại quả này có giá trị xuất khẩu mõi năm khoảng 2.000-5.000 tỷ đồng. Song, do tính mùa vụ, chỉ chín trong vòng một tháng nên nhiều lúc vào chính vụ xảy ra tình trạng phải bán tống bán tháo. Trong khi đó, nếu chế biến sau thu hoạch thì có thể để được cả năm, Bộ trưởng dẫn chứng.
Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành nhận định, vì yếu kém trong khâu chế biến sau thu hoạch nên dù xuất khẩu đứng top đầu thế giới nhưng giá trị đem lại thấp và người nông dân được hưởng lợn rất ít nếu không muốn nói đến là vẫn còn nghèo.
Bài học từ Nhật Bản bán quả xoài 850.000 đồng/quả
Trái ngược với cảnh bán tống bán tháo hay được mùa thì mất của của nông sản Việt, chia sẻ tại hội nghị trực tuyến - chuyên đề “Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”, ông Hiroshi Matsuura - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cho rằng cần tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản, nâng cao lợi nhuận cho người nông dân.
Ông dẫn chứng, ở Nhật Bản, nông dân bán một quả xoài với giá 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng). Thế nhưng, để có được mức giá thành cao như vậy, xoài ở Nhật được trồng theo một tiêu chuẩn khắt khe, trái trên cây rất to và chỉ thu hoạch sau khi quả đã chín ở trên cây, tuyệt đối không thu hoạch lúc xanh non. Sau thu hoạch, trái xoài được bọc trong lớp lưới xốp, đóng trong hộp để đảm bảo trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ không bị thối hỏng.
Năng suất cao nhưng yếu kém khâu chế biến dẫn đến người nông dân được hưởng lợi ít nhất |
“Tại Việt Nam ai sẽ mua xoài giá cao? Là những người có tiền ở thành phố. Vậy làm sao vận chuyển đến tay người tiêu dùng”, vị đại sứ Nhật đặt câu hỏi và cho biết, cần đầu tư về hạ thầng vận chuyển, đảm bảo nơi bán hàng, bởi điều này sẽ quyết định đến chất lượng hàng hoá.
Song, theo ông vấn đề quan trọng hơn để nông dân có được lợi nhuận lớn thì nông dân phải hoàn thiện cơ sở vật chất cho việc trữ hàng.
Ông cho hay, ở Nhật Bản táo chỉ có theo mùa, nhưng sau khi thu hoạch nông dân cho táo vào bảo quản trong kho trữ lạnh của mình theo công nghệ CA (phương pháp giúp hạn chế hô hấp khiến trái cây tươi lâu), từ đó đưa ra thị trường một lượng vừa phải, giữ được giá sản phẩm và người Nhật cũng được ăn táo quanh năm.
Ở Việt Nam có quả vải rất ngon, nhưng chỉ bán tươi lúc vào vụ nên giá trị chưa cao, lúc hết mùa muốn được ăn vải tươi cũng không thể. Nếu có thể áp dụng cách làm như nông dân Nhật với quả vải hay những loại quả khác thì sẽ tạo ra lợi nhuận cao cho nông dân vì họ điều tiết được giá cả thị trường.
Nhưng theo ông, người nông dân chỉ được hưởng lợi lớn nếu họ có cơ sở trữ lạnh vì từ sản xuất sẽ qua khâu trữ lạnh và đến thị trường, tức sẽ bớt được khâu trung gian. Còn nếu cơ sở trữ lạnh do bên thua mua nắm giữ thì lợi nhuận cao nhất sẽ thuộc về bên thua mua chứ không phải người nông dân. Khi ấy, nông dân sẽ khó cải thiện được cuộc sống của mình.
Bảo Phương
Theo vietnamnet.vn
Herbalife Việt Nam nhận giải thưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp của AmCham năm thứ bảy liên tiếp
DNTH: Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, lần thứ bảy liên tiếp vinh dự được trao giải thưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp (CSR) bởi Hiệp Hội Thương Mại Mỹ (AmCham). Giải thưởng Trách...
Tết này thêm đỏ cùng triệu lộc vàng khuyến mại từ Bia Hà Nội - Tết 2025
DNTH: Chào đón năm Ất Tỵ 2025 đầy tài lộc may mắn, Bia Hà Nội mang đến cho khách hàng nhiều giải thưởng có giá trị trong dịp Tết với chương trình khuyến mại “Thấy Bia Hà Nội là thấy Tết”.
Soi độ đẳng cấp của Rixos và những thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp đang đổ bộ Phú Quốc
DNTH: Đảo Ngọc hứa hẹn đón cú bùng nổ trong tương lai, khi loạt thương hiệu nghỉ dưỡng đẳng cấp bậc nhất thế giới như Rixos, The Luxury Collection, Ritz Carlton Reserve… đang đổ bộ.
Chìa khóa giúp ROX Key lan tỏa các giá trị tổ chức
DNTH: Việc đầu tư vào con người và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa giúp ROX Key (tiền thân là TNS Holdings - Mã CK: TN1) lan tỏa các giá trị của tổ chức từ bên trong ra bên ngoài, hướng tới nhà đầu tư, khách hàng một cách bền...
PV GAS CNG nhận giải Top 20 Báo cáo thường niên tốt nhất 2024
DNTH: Tại lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company Awards – VLCA) lần thứ 17, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) đã vinh dự được xướng tên trong Top 44 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất về minh bạch...
Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh
DNTH: Nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Trong nhiều giải pháp, phát...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...