NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate giúp nhà nông tăng lợi nhuận
14:15 | 09/08/2023
DNTH: Nhiều năm qua, mô hình trình diễn phân bón mới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) được đón nhận nồng nhiệt vì giúp trúng mùa, tiết kiệm chi phí tốt mà lợi nhuận cũng cải thiện đáng kể. Bổ sung thêm NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate với nhiều tính năng nổi trội hơn, thương hiệu này tiếp tục tạo niềm tin đối với người trồng cây ăn trái ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mùa vàng cây trái cho bà con Tây Nam Bộ
Lan tỏa mô hình thành công từ phân bón công nghệ đi đôi kỹ thuật tân tiến đã được phân bón Cà Mau cùng ban ngành các địa phương triển khai tích cực, mang lại kết quả kép về mùa vụ lẫn tư duy canh tác mới cho hàng triệu hộ nông. Trong đó, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate trở thành tâm điểm của hội thảo tổng kết và tọa đàm “Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang ngày 9/8/2023.

Tham dự hội thảo có ông Trịnh Công Minh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang; ông Nguyễn Tấn Quốc – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; bà Võ Thị Anh Tâm – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Nhà giáo ưu tú - Chuyên gia nông nghiệp; TS. Võ Hữu Thoại – Viện Trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam. Đại diện PVCFC có ông Lâm Văn Thông – Phó Giám đốc Dự án phát triển sản phẩm mới và Giải pháp Dịch vụ Nông nghiệp – Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau; hơn 350 nông dân cùng các đại lý của phân bón Cà Mau tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre và các khu vực lân cận.
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ đã chia sẻ những kiến thức về trồng và chăm sóc cây ăn quả, hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng, giúp bà con nông dân hiểu thêm về cách chăm sóc cây ăn quả qua từng thời kỳ sinh trưởng, từ đó đạt năng suất và chất lượng cao, đem lại lợi ích kinh tế cao góp phần đưa nông sản Việt ngày càng vươn ra thị trường thế giới.

Báo cáo kết quả xây dựng quy trình bón phân Cà Mau cho vùng chuyên canh thanh long, xoài, nhãn, bưởi ở ĐBSCL, TS. Võ Hữu Thoại – Viện Trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất và xuất khẩu trái cây với nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng. Diện tích cây ăn quả của vùng là 389,0 nghìn ha, chiếm 32,2% diện tích cây ăn quả của cả nước. Tiềm năng và lợi thế ngành sản xuất trái cây ở ĐBSCL rất lớn. Nếu được phát huy và khai thác tốt những tiềm năng và lợi thế này sẽ đem lại nhiều ngoại tệ cho nước nhà, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Theo TS Thoại, sử dụng phân bón Cà Mau cho các loại cây ăn quả tại ĐBSCL đều cho kết quả tốt và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Tổng kết từ 22 mô hình tại ĐBSCL, 8 mô hình tại Tiền Giang, các dòng phân bón Cà Mau thế hệ mới thuyết phục chuyên gia và người dùng bởi bộ 3 chất lượng - giá cả phù hợp – công nghệ tiên tiến. Nhìn chung công dụng trọn vẹn cho cả cây từ sinh trưởng, phát triển đến thu hoạch: Hàm lượng đạm cân đối sẽ rất thích hợp bón cho giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch của cây ăn trái và cây công nghiệp, giúp trái lớn nhanh, lá xanh, dày và nhiều chồi khỏe, tăng năng suất cho cây trồng, Cây cứng cáp, lá to dày, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ ra hoa kết trái cao và trái to bóng, màu sắc đẹp bắt mắt, hạn chế sinh trưởng đọt non, tăng hấp thu dinh dưỡng vào trái, củ và hạt, tăng năng suất cho cây trồng; thúc trái lớn nhanh, chín tập trung hơn, trái chắc ruột và đậm đà vị tự nhiên.

Đặc biệt, chỉ cần bón ít nhưng sản lượng tăng đáng mừng. Dùng sản phẩm phân bón NPK Cà Mau sẽ giảm sâu bệnh hại đi đôi hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, trái cây ĐBSCL ngon thơm nay đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP nên tăng ưu thế cạnh tranh. Chi phí tiết giảm mà nông sản bán được giá nên lợi nhuận nhiều hơn, bà con vô cùng phấn khởi.
Tham gia mô hình từ năm 2021, đến nay hộ nông dân Nguyễn Thị Hồng Vân (Tân Thuận Bình, Chợ Gạo, Tiền Giang) thực sự hái mùa vàng với vườn thanh long 2.000m2. So phần đối chứng trồng truyền thống năng suất 9,16 tấn mà tỷ lệ trái loại 1 chỉ có 5,9%, trong khi đó vườn thực nghiệm cho năng suất 10 tấn với tỷ lệ trái loại 1 đạt tới 66,9%.
Cũng chọn phân bón Cà Mau cho cây thanh long của mình, nhà nông Châu Văn Quý (Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo, Tiền Giang) mùa này thu lợi 56 triệu với 19 tấn trái, trong đó tỷ lệ loại 1 đến 79%. Kết quả có cách biệt xa với trồng đối chứng chỉ lời 36 triệu từ 17 tấn trái.
Bổ sung hoàn hảo cho bộ giải pháp dinh dưỡng
Đó là 2 trong số nhiều nông dân ham thích sản phẩm tốt, thay đổi tư duy canh tác hiện đại đã tham gia trải nghiệm giải pháp dinh dưỡng mới độc quyền của PVCFC. NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate có lượng đạm cao trên 20%, phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây và nhiều vùng thổ nhưỡng. Phát huy ưu điểm trước, bổ sung thêm những tính năng nổi trội trên thị trường.
NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại, công suất 300.000 bởi nhà bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha). Từ chế biến tạo hạt đến đóng bao là một quy trình chi tiết hoàn chỉnh, đảm bảo độ mịn tan nhanh và không cô đặc, tạo yếu tố N cao và P hữu hiệu cao.

Hạt to tròn bóng láng dễ bảo quản và ít gây bụi khi sử dụng. Độ cứng cao, độ ẩm thấp rất dễ phối trộn và tan hoàn toàn sau khi bón không để lại cặn. Mỗi hạt NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate khi vào đất sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng, trọn vẹn mà không kết tủa gây chua như nhiều loại NPK khác.
Theo các chuyên gia, dòng phân bón mới này của PVCFC còn giúp cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, đặc biệt là yếu tố vi lượng. Sử dụng lâu dài vẫn không ảnh hưởng môi trường, hợp xu thế nông nghiệp xanh mà chúng ta luôn theo đuổi.
Theo ông Lâm Văn Thông – Phó Giám đốc dự án phát triển sản phẩm mới và giải pháp dịch vụ nông nghiệp – Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, với hàng loạt tính năng nổi trội và hợp thời, NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate sẽ được bà con đón nhận nồng nhiệt qua các chương trình hội thảo, mô hình thực nghiệm. Phân bón Cà Mau cũng sẵn sàng các chiến lược đồng hành để lan tỏa giá trị canh tác bền vững cho bà con khắp vùng miền Việt Nam.
Bà Võ Thị Anh Tâm – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cho biết, qua thời gian thực hiện 12 mô hình trình diễn phân bón Cà Mau trên cây thanh long và cây mít tại địa phương đã giúp cho người dân thấy được hiệu quả của phân bón Cà Mau. Về năng suất trên cây mít tăng từ 0,5 - 2,5 tấn/ha lợi nhuận tăng thêm từ 8,8 - 35 triệu đồng/ha, còn ở cây thanh long thì tăng từ 0,8 - 2 tấn/ha./.
Lê Cường
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nhà nông /
- công nghệ polyphosphate /
- NPK Cà Mau /
- phân bón cà mau /
- đạm cà mau /
- Hội thảo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt
DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa
DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược
DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn
DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?
DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...