Nụ hoa sâm nam - tinh túy đất trời núi Dành
22:58 | 27/10/2022
DNTH: Sâm nam núi Dành có lịch sử phát triển cách đây khoảng hơn nghìn năm và được coi như một loại thần dược. Khi mới phát hiện và khai thác các sản phẩm từ cây sâm nam núi Dành, người dân trong vùng chỉ tập trung vào việc khai thác củ. Từ khi Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sâm nam núi Dành Liên Chung, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang (HTX Liên Chung) thành lập, các xã viên cùng bà con đã kết hợp và khai thác các sản phẩm từ sâm nam đa dạng hơn và phát triển thành sản phẩm đặc thù mới - nụ hoa sâm nam.

Trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và phát huy tiềm năng thế mạnh “sản vật quý” của địa phương, sâm nam núi Dành hiện đang được HTX Liên Chung tổ chức sản xuất theo nghiêm ngặt từ việc lựa chọn nhân giống cây đầu dòng bố mẹ để cho ra một sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt nhất đến quy trình trồng, chăm sóc đúng thời vụ kết hợp với phòng trừ sâu bệnh theo quy trình VietGap. Khi mới phát hiện và khai thác các sản phẩm từ cây sâm nam núi Dành, người dân trong vùng chỉ tập trung vào việc khai thác củ và để cây sâm nằm bò trên mặt đất thuận theo tự nhiên.
Năm 2020, khi HTX Liên Chung thành lập đã kết hợp các xã viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn bà con chăm sóc và trồng cây sâm nam theo kỹ thuật mới, để cây leo lên tạo giàn, từ đó khai thác được các sản phẩm đa dạng như nụ hoa, lá…
Sản phẩm nụ hoa sâm nam núi Dành có hương vị đặc trưng, đậm đà phong vị vùng núi Dành linh thiêng, thanh mát của sâm kết hợp với vị ngọt nhẹ của mật hoa mang tới cảm giác như được hòa mình với thiên nhiên bình yên, thuần khiết, linh thiêng của đất, nước. Theo một số công trình nghiên cứu khoa học về phân tích một số nhóm chất chính trong mẫu củ và hoa sâm, nụ hoa sâm nam có chứa các chất: saponin, flavonoid, acid hữu cơ, acid amin, saccharide… đặc biệt, hoạt chất saponin trong nụ hoa sâm là dược tính cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như: axit amin, vitamin, khoáng chất, dầu thơm… giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa, làm long đờm, chữa ho...

Cây sâm nam núi Dành có thể trồng được quanh năm. Thời vụ trồng thích hợp nhất là vào vụ thu - đông (tháng 9 đến tháng 11) và vụ đông - xuân (tháng 11 đến tháng 3) với mật độ cây trồng trung bình từ 8.000 - 10.000 cây/ha. Cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất đồi, đất bãi, đất vườn, đất phù sa… với lượng mùn tầng đất canh tác dày, thoát nước tốt. Với quy trình trồng, chăm sóc vô cùng kỳ công và phức tạp, từ bước làm đất, làm giàn, chăm bón đều tuân theo tiêu chuẩn. Đặc biệt, bà con còn phải vô cùng chú ý cách chăm sóc cây tùy thuộc vào độ tuổi theo năm của cây sao cho cây phát triển tốt nhất, tránh sâu bệnh và các tác động của thời tiết, đảm bảo cho ra những nụ hoa tinh khiết, chất lượng nhất.

Những nụ hoa sâm nam được thu hái theo phương pháp thủ công vào sáng sớm khi bông hoa vẫn còn hàm tiếu, đây là lúc hoa cho chất lượng tốt nhất (khi nắng lên hoa tung phấn làm giảm chất lượng của hoa) và chế biến bằng nhiệt theo phương thức truyền thống, phơi hoặc sấy bằng lò quay ngay khi hoa còn ướt đẫm sương mai cho đến khi đạt ẩm độ tối thiểu 13%. Thời điểm thu hoạch nụ hoa sâm lý tưởng là từ năm thứ 2 sau trồng. Dưới bàn tay cần mẫn của người thợ sao hoa với nhiều công đoạn tỉ mỉ, cầu kỳ, sản phẩm nụ hoa sâm nam núi Dành khi khô có màu vàng cánh gián, giòn rụm nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu, mang theo cả hương vị mát lành, ngọt thơm từ mật hoa và hàm lượng saponin hoàn hảo đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.
Đại diện của HTX Liên Chung cho biết, sản lượng nụ hoa sâm nam hiện nay đạt khoảng 600 kg khô năm 2022. Giá bán cho một kilôgam nụ hoa sâm nam rơi vào khoảng 1,2 triệu - 1,5 triệu đồng. Với giá trị về mặt dinh dưỡng và kinh tế đồng thời là dược tính có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, sản phẩm nụ hoa sâm nam đã giúp cải thiện đời sống của bà con trong HTX. Thu nhập của họ được nâng cao, trung bình từ 150 - 200 triệu trên 1 ha. Hiện tại, HTX Liên Chung đang trồng và chăm sóc 20 ha diện tích cây sâm nam.

Đáng chú ý hơn cả, trong năm 2022, sản phẩm "nụ hoa sâm nam núi Dành" của HTX Liên Chung đã tham gia chương trình OCOP và xuất sắc đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Đây chính là điều kiện tiền đề để sản phẩm tiếp cận các thị trường có phân khúc cao cấp hơn và tiến tới trở thành sản phẩm xuất khẩu với sản lượng dự kiến trong năm 2023 là 1.000 - 2.000 kg khô.
Với những bước tiến đầu tiên về chất lượng, độ nhận diện thương hiệu của nụ hoa sâm nam, chị Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc HTX Liên Chung - người đi đầu và cũng là người dành rất nhiều tâm huyết trong phát triển các sản phẩm của "thần dược" núi Dành đã có những chia sẻ mang đầy niềm tự hào: “nụ hoa sâm nam núi Dành là một sản phẩm đặc thù của vùng đất Liên Chung, được lựa chọn để tham gia vào chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm OCOP của địa phương năm 2022. Với tình yêu cùng sự trân quý sản vật từ người xưa để lại, HTX Liên Chung đang nỗ lực từng ngày để cây sâm nam và sản phẩm nụ hoa sâm nam núi Dành hoàn thiện hơn về chất lượng, nâng tầm giá trị đặc sản quê hương và làm vừa lòng du khách mỗi khi đến với vùng núi Dành linh thiêng!”.
Phạm Minh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- HTX Liên Chung /
- Nụ hoa sâm Nam /
- Ocop 4 sao /
- Sâm Nam núi Dành /
- huyện Tân Yên /
- Bắc Giang /
- Sản phẩm nông nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục
DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước
DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản
DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt
DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể
DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...