Ổ dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á giải quyết khủng hoảng lương thực thế nào
15:58 | 03/06/2020
DNTH: Singapore là quốc gia đi đầu trong việc duy trì nguồn cung thực phẩm cho người dân trong khi vẫn giải quyết được các hạn chế về đất đai cũng như rủi ro từ biến đổi khí hậu.
Singapore là một trong những quốc gia đông dân nhất hành tinh. Gần như mọi thứ mà 5,7 triệu người dân Singapore ăn hàng ngày đều phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc gia khác. Bởi, chỉ 0,9% trong tổng diện tích đất của quốc đảo này (700 km2) được phân loại là đất nông nghiệp vào năm 2016, cao hơn một chút so với đảo Greenland phủ đầy băng tuyết.
Mặc dù sản xuất ít, người Singapore lại được cho là có lợi thế hơn bất kỳ ai khi có thể tiếp cận với nguồn thực phẩm giá cả phải chăng, nguồn cung dồi dào và chất lượng cao. Quốc gia này đã đứng đầu về chỉ số về an ninh lương thực trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, Singapore cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu ngày càng dễ đổ vỡ. Trong bối cảnh đó, quốc đảo nhỏ nhưng giàu có này nhận thức rất rõ về sự mong manh của mình, từ đó họ quan tâm nhiều hơn tới việc tự cung tự cấp lương thực.
Người dân thu hoạch cá vược tại trang trại Barramundi Asia ở Singapore. Ảnh: Barramundi Asia. |
Hiện nay, trong khi nhiều quốc gia trên khắp thế giới phải chật vật tìm cách đáp ứng nhu cầu lương thực được dự báo tăng hơn 50% đến năm 2050, Singapore lại là quốc gia đi đầu trong việc duy trì nguồn cung thực phẩm cho người dân mà vẫn giải quyết được các hạn chế về đất đai cũng như rủi ro từ biến đổi khí hậu.
“Chúng ta có thể nhìn các quốc gia khác như Singapore đang làm gì và học hỏi từ họ. Họ đã nghĩ về vấn đề này suốt nhiều năm qua và tôi nghĩ rằng bây giờ họ đang hưởng lợi”, ông Andrew Borrell, chuyên gia sinh học tại Liên minh đổi mới Nông nghiệp và Thực phẩm Queensland, nói.
Sau nhiều năm lên kế hoạch dự phòng cùng những động thái gần đây nhằm giữ dòng chảy hàng hóa chính từ nước láng giềng Malaysia, Singapore vẫn duy trì được nguồn cung lương thực trong suốt thời kỳ bị gián đoạn vì dịch Covid-19, ngay cả khi quốc đảo này chứng kiến làn sóng mua lương thực ồ ạt trong hoảng loạn, khiến một số siêu thị thất thủ.
Trên thực tế, ngay khi dịch bệnh bùng phát, chính phủ Singapore đã đẩy nhanh quá trình cấp vốn cho các trang trại để tăng quy mô và tốc độ sản xuất trong 6 đến 24 tháng tiếp theo, theo Cơ quan Lương thực Singapore (SFA), thành lập tháng 4/2019. Cơ quan này cũng đang tìm cách tham gia vào một mạng lưới hiện có 170 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên để tiếp cận với nguồn cung thực phẩm.
Về dài hạn, Singapore đưa ra chiến lược 3 mũi tên để củng cố an ninh lương thực, đó là đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ở nước ngoài và gia tăng sản xuất trong nước.
“Mũi tên” cuối cùng là điều tham vọng nhất của Singapore, nhưng cũng là việc quan trọng nhất nhằm đối phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung ở phạm vi lớn. Đó là tự sản xuất đủ lương thực để đáp ứng 30% nhu cầu của người dân đến năm 2030, tăng từ mức chưa tới 10% hiện nay.
Để đạt được tham vọng này, Singapore đang nỗ lực phát triển đội ngũ chuyên gia về công nghệ như canh tác nhiều tầng, thu hồi chất dinh dưỡng từ thực phẩm thải loại, sử dụng côn trùng, vi tảo và thịt nuôi cấy như là các nguồn cung cấp protein thay thế, theo ông William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore.
Bên cạnh đó, chính phủ Singapore đang tích cực giải phóng quỹ đất dành cho sản xuất lương thực trong thành phố, ví dụ trên mái của các bãi đỗ ôtô nhiều tăng, theo SFA. Ví dụ điển hình là trên sân thượng của một bãi đậu ôtô tại quận Ang Mo Kio, Công ty Citiponics Pte đã trồng khoảng 4 tấn rau diếp Georgina và các loại rau xanh khác. Một phần của trường trung học cũ tại trung tâm thành phố gần đây cũng được tái sử dụng để làm đất nông nghiệp.
Nước này cũng chủ động tài trợ vốn cho các nghiên cứu về canh tác nông nghiệp đô thị bền vững cũng như thực phẩm tương lai như protein thay thế, đồng thời tìm cách mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản ở ngoài biển. Ngoài ra, Singapore cung cấp vốn để phát triển công nghệ nhằm tăng sản lượng từ các trang trại hiện có (Singapore có khoảng 200 trang trại được cấp phép hoạt động tính đến năm 2018, chủ yếu trồng rau, nuôi cá và sản xuất trứng).
Một khi đi vào hoạt động đồng bộ, hệ thống thực phẩm đô thị của Singapore có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Vì thiếu đất nông nghiệp, Công ty ComCrop tận dụng mái nhà để làm trang trại trồng rau. Ảnh: Bloomberg. |
Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm thúc đẩy Singapore hướng tới tự cung tự cấp lương thực. Trong cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu năm 2007 – 2008 từng khiến giá một số mặt hàng thiết yếu tăng vọt, từ các nhà sản xuất lớn như Barramundi Asia cho tới nông dân nuôi trồng thủy sản, rau củ hay sản xuất trứng nhỏ lẻ đều được chính phủ Singapore hỗ trợ.
Với những nỗ lực nhằm kích thích sản lượng trong nước gần đây, Singapore đang được định vị để dẫn đầu về đổi mới và công nghệ thực phẩm. “Họ thiếu đất nhưng có kiến thức, bí quyết cũng như phương pháp để phát triển hệ thống canh tác hiệu quả hơn”, ông Giovanni Di Lieto, giảng viên về kinh doanh và kinh tế quốc tế tại Đại học Monash, nói.
Một yếu tố chính khác để kích thích lĩnh vực nông nghiệp tại Singapore là khuyến khích người dân hỗ trợ sản xuất, SFA cho biết. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu mua thực phẩm trực tuyến tăng mạnh và SFA hy vọng điều này sẽ thúc đẩy họ nắm bắt nhanh công nghệ và gia tăng sản xuất hơn nữa.
Trang web bán hàng trực tuyến RedMart, thuộc Lazada Group của đế chế thương mại điện tử Alibaba, hiện có bán sản phẩm của khoảng 20 nhà sản xuất trong nước. Được xác định là dịch vụ thiết yếu, nhà bán lẻ này lâu nay vẫn hợp tác chặt chẽ với chính phủ để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực do Covid-19 gây ra.
RedMart vừa hỗ trợ thúc đẩy sản xuất trong nước vừa làm việc với nông dân để giúp họ định vị những sản phẩm có nhu cầu cao nhất, Richard Ruddy, Giám đốc bán lẻ của Lazada Singapore, cho biết.
Đại dịch Covid-19 là cơ hội để Singapore kiểm tra những thiếu sót trong hệ thống thực phẩm hiện tại, đặc biệt là khi thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn như tăng trưởng dân số nhanh, biến đổi khí hậu và khan hiếm nguồn nước, theo ông Chen của Đại học Công nghệ Nanyang.
Đây cũng có thể là chất xúc tác để người dân Singapore suy nghĩ nhiều hơn về nguồn gốc, sự bền vững của thực phẩm và về việc cắt giảm thực phẩm thải loại, theo ông Ruddy của Lazada. “Xảy ra sự kiện như thế này (đại dịch Covid) thực sự khiến người tiêu dùng, nhà bán lẻ và các chính phủ suy nghĩ lại rất nhiều việc”.
Hiện Singapore là vùng dịch Covid-19 lớn nhất khu vực với 35.836 ca nhiễm, tăng 544 trong hôm qua, và 24 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
Thanh Long (Theo Bloomberg)
Giá cà phê vượt đỉnh
Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...
Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...
Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...
Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà
DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...
Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường
DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...