OCB và loạt trái phiếu FLC được sang tay chóng vánh ở Chứng khoán VISe
01:33 | 25/11/2022
DNTH: Chứng khoán VISe là đối tác tin cậy của OCB trong loạt thương vụ thu xếp vốn, phát hành trái phiếu. Khi nhà băng của ông Trịnh Văn Tuấn cấp tập xử lý nợ ở FLC, VISe – dù ít được để ý – cũng tham gia tích cực.
Ngày 23/9/2022, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISe) thông qua phương án mua vào trái phiếu mã FLCH2124002 của CTCP Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC).
Giá trị giao dịch dự kiến ở mức 95,1 tỷ đồng, tương đương 20,59% tổng tài sản theo báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã được soát xét của VISe.
Cùng ngày, Hội đồng quản trị VISe tiếp tục thông qua một quyết nghị khác: bán ra 95,1 tỷ đồng trái phiếu mã FLCH2124002.
Đến ngày 27/9, VISe công bố kế hoạch bán lại trái phiếu mã FLCH2124002 trước hạn theo thỏa thuận giữa người sở hữu trái phiếu và tổ chức phát hành, giá trị giao dịch dự kiến ở mức 41,49 tỷ đồng. Giao dịch này nhằm giúp tổ chức phát hành 'giảm nợ'.
Theo tìm hiểu, lô trái phiếu mã FLCH2124002 được FLC phát hành vào tháng 10/2021 với sự thu xếp của VISe và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Nguồn thanh toán gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn được đảm bảo từ doanh thu bán căn hộ liền kề/shophouse thuộc dự án khu đô thị FLC Tropical City Hạ Long.
OCB, VISe giảm nợ cho FLC ra sao?
Buổi lễ công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa FLC và OCB được tổ chức vào ngày 19/1/2019 – chỉ 3 ngày sau khi Bamboo Airways, hãng bay được FLC sáng lập, thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Đó cũng là sự kiện đánh dấu cái 'bắt tay' giữa 2 đại gia cùng mang họ Trịnh, cụ thể là ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC, và ông Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch OCB. Dòng vốn từ OCB góp phần giúp hãng bay non trẻ của FLC nhanh chóng vươn lên trở thành một 'thế lực' trong ngành hàng không.
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết vướng vòng lao lý, phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cho biết nhà băng này cho FLC vay khoảng 1.500 tỷ đồng để phát triển dự án. Đồng thời, OCB cũng cho Bamboo Airways vay gần 1.000 tỷ đồng.
Theo ông Tuấn, các khoản vay này được đảm bảo bằng bất động sản và kiểm soát giải ngân dựa trên khối lượng hoàn thành thực tế. "Chúng tôi đảm bảo với cổ đông sẽ thu hồi đủ khoản tín dụng cho vay tại FLC và sẽ không mất một đồng nào", Chủ tịch OCB khẳng định.
Cùng với động thái thu hồi nợ, OCB cũng cho nhóm FLC chuộc lại tòa tháp văn phòng ở số 265 Cầu Giấy (Hà Nội) và bán cho CTCP Gateway Hà Nội (Gateway Hà Nội).
Chủ mới tòa tháp 265 Cầu Giấy còn khá non trẻ, được thành lập vào tháng 8/2022. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ ở mức 345 tỷ đồng – thấp hơn nhiều so với mức giá bán lên tới 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán) của công trình tại 265 Cầu Giấy mà nhóm FLC công bố.
Ngày 30/8/2022, Gateway Hà Nội đã ký kết hợp đồng đặt cọc với FLC và FLC Homes. Ít tuần sau đó, ngày 14/9/2022, Gateway Hà Nội đã thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng này tại chính OCB.

Gateway Hà Nội, Bình An House, Hướng Việt
Theo tìm hiểu, Gateway Hà Nội được sáng lập bởi 1 pháp nhân và 2 thể nhân, bao gồm: CTCP Đầu tư Bình An House, góp 341,5 tỷ đồng, chiếm 99% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Thanh Hà, góp 1,7 tỷ đồng, chiếm 0,5% vốn điều lệ; và ông Nguyễn Đức Toàn, góp 1,7 tỷ đồng, chiếm 0,5% vốn điều lệ. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Gateway Hà Nội là ông Nguyễn Sỹ Toàn (SN 1980).
CTCP Đầu tư Bình An House (Bình An House) – công ty mẹ của Gateway Hà Nội - được thành lập từ tháng 10/2014, do ông Đào Duy Hải (SN 1982) làm người đại diện theo pháp luật. Có trình độ thạc sỹ kinh tế, ông Đào Duy Hải, nên biết, là trưởng ban kiểm soát của chứng khoán VISe.
Ngoài Bình An House, ông Hải còn đứng tên ở loạt pháp nhân khác, kể như: Công ty TNHH MTV Dịch vụ dầu khí Sài Gòn Du lịch, CTCP Đầu tư Phát triển Thịnh Thịnh Vượng, CTCP Gateway Thủ Thiêm, CTCP Dịch vụ dầu khí Sài Gòn, CTCP Đầu tư Bất động sản Long Thành Phát.
Ông Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT OCB – từng đảm nihệm chức vụ Chủ tịch HĐQT VISe. Tháng 1/2012, ông Tuấn rút khỏi HĐQT VISe và nhường lại vị trí cho phu nhân Cao Thị Quế Anh.
Bà Anh sau này cũng rút khỏi cơ cấu lãnh đạo VISe. Cùng với đó, vợ chồng ông Trịnh Văn Tuấn cũng sang tay toàn bộ cổ phần VISe đứng tên.
Tuy vậy, công ty chứng khoán này thực ra vẫn trong tầm ảnh hưởng của gia đình ông Tuấn. Tới cuối quý 2/2022, CTCP Tư vấn Đầu tư Hướng Việt vẫn được ghi nhận là 'cổ đông lớn' của VISe.
Ngoài trái phiếu FLC, trong 9 tháng đầu năm 2022, VISe còn tích cực giao dịch loạt trái phiếu của CTCP Tập đoàn Trường Thịnh, CTCP Đầu tư Bất động sản Sơn Kim.
Cùng với đó, VISe còn phát sinh các giao dịch trái phiếu mã IP2CH2126001, do CTCP Phong điện IA Pêt Đakđoa số 2 phát hành, với Bình An House - công ty mẹ của Gateway Hà Nội./.
Sơn Trần
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Hướng Việt /
- Bình An House /
- Gateway Hà Nội /
- Trịnh Văn Tuấn /
- VISe /
- OCB /
- FLC /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

ACB (HoSE: ACB) huy động thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 2 ngày, lãi suất tối đa 5,4%/năm
DNTH: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa phát hành thành công hai lô trái phiếu riêng lẻ mã ACB12512 và ACB12513, tổng giá trị 10.000 tỷ đồng trong hai ngày 24 và 25/6/2025. Đây là hai lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có...

Nam A Bank (NAB) chốt quyền phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu thưởng, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng
DNTH: Ngày 11/7/2025, Nam A Bank sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 343,1 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ thực hiện quyền 100:25. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên gần 18.007 tỷ đồng, hỗ trợ mục...

Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 – khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
DNTH: Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ tài chính) phối hợp với Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh...

VietABank (VAB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 8.164 tỷ đồng
DNTH: Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã chứng khoán: VAB) vừa chính thức nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kế hoạch tăng vốn điều lệ đợt đầu năm 2025.

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện
DNTH: HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng
DNTH: Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với quy...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...