Ông Nguyễn Đức Chung muốn đưa nhà máy iPhone về Hà Nội

09:19 | 23/11/2018

DNTH: Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành đại bản doanh của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đang quan tâm một tập đoàn của Trung Quốc với mong muốn đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Hà Nội.

Đó là thông tin được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tiết lộ tại cuộc làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với UBND TP Hà Nội chiều 22-11.

Ông Nguyễn Đức Chung muốn đưa nhà máy iPhone về Hà Nội - Ảnh 1.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.

 

“Trước bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hiện đang có làn sóng dịch chuyển các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong đó, miền Bắc và Hà Nội là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Việc đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt Nam cũng là dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam” - ông Lộc nói và cho biết Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành đại bản doanh của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Ông Vũ Tiến Lộc mong muốn Hà Nội tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đón nhận làn sóng đầu tư mới, đặc biệt là đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao. Lý do các nhà đầu tư lựa chọn TP Hà Nội được ông Lộc nhận định là có những bước chuyển mới trong cải cách hành chính, có khí hậu tốt, truyền thống văn hóa và gần thị trường Trung Quốc.

Ông Nguyễn Đức Chung muốn đưa nhà máy iPhone về Hà Nội - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

 

 

Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng Hà Nội đã chủ động hơn nữa trong công tác thu hút đầu tư. “Cụ thể, Hà Nội đã chuyển từ trạng thái nhà đầu tư cần TP sang trạng thái cần nhà đầu tư” - ông Cung nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng việc giải quyết thủ tục hành chính của TP Hà Nội vẫn không nhanh bằng TP.HCM. “Mặc dù Hà Nội giải quyết các thủ tục ban đầu cho các doanh nghiệp rất nhanh, tuy nhiên các thủ tục phát sinh sau đó thì chậm. Điều này cần được khắc phục” - ông Cung phân tích và cho rằng nhiều sở, ngành của Hà Nội vẫn có những nhiêu khê nhất định làm khó nhà đầu tư. Ông Cung cũng nhận định Hà Nội cần phát huy những thế mạnh của mình vì TP còn nhiều dư địa để phát triển, có nhiều điều kiện để đi đầu, dẫn dắt các địa phương khác làm theo…

Tại cuộc làm việc, nhiều thành viên trong Tổ công tác của Thủ tướng tán thành chín vấn đề nổi bật mà Hà Nội làm tốt trong thời gian qua, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Các ý kiến cho rằng Hà Nội vẫn còn thế mạnh về kinh tế tri thức, công nghệ cao vì tại địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, với hàng trăm trường đại học, viện nghiên cứu, nhiều chuyên gia hàng đầu.

Theo Trọng Phú

Pháp luật TPHCM

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn

DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn

DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng

DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

XEM THÊM TIN