PGS.TS Tô Trung Thành: 'Mô hình tăng trưởng của kinh tế Việt Nam chưa hướng đến chiều sâu'

15:31 | 18/11/2020

DNTH: PGS.TS Tô Trung Thành cho biết: "Nền kinh tế trong nước có mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào mà chưa có sự tăng trưởng về chiều sâu".

PGS.TS Tô Trung Thành: 'Mô hình tăng trưởng của kinh tế Việt Nam chưa hướng đến chiều sâu'
PGS.TS Tô Trung Thành: 'Kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào'

Sáng 18/11, Hội thảo Quốc tế thường niên lần thứ ba về Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh (3rd CIEMB 2020) đã được tổ chức tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hội thảo diễn ra trong hai ngày là 18 và 19/11.

Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia đã chia sẽ về các vấn đề kinh tế, quản trị và kinh doanh hiện nay và xu hướng mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp.

Trao đổi với VietnamFinance, PGS.TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh mới của dịch Covid-19.

Theo PGS.TS Tô Trung Thành, một số cơ hội phải kể đến đó là chúng ta đã có những chính sách để đối phó với dịch Covid-19 và về cơ bản là thành công, giảm được sự lan toả của dịch bệnh Covid-19.

“Theo đánh giá từ nghiên cứu của chúng tôi thì về cơ bản các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân bị tổn thương cũng đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nền kinh tế, để họ có thể vượt qua được tác động tiêu cực của Covid-19”, ông nói.

Cơ hội thứ hai đối với nền kinh tế Việt Nam đó là trong thời gian tới, các vấn đề liên quan tới dịch bệnh Covid-19 sẽ được giải quyết trên toàn cầu, đặc biệt là vấn đề về vắcxin.

“Như các diễn giả trong hội thảo có nhắc đến việc vắcxin có thể “có”, từ đó các vấn đề về kinh tế, cũng như dịch bệnh Covid sẽ được xử lý. Và trong một nền kinh tế có độ mở như Việt Nam thì các vấn đề của thế giới tốt hơn chắc chắn cũng sẽ giúp nền kinh tế trong nước tốt lên”, chuyên gia này cho biết.

Bên cạnh những cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam cũng không ít.

PGS.TS Tô Trung Thành chỉ ra rằng các chính sách của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập. Các chính sách của Chính phủ chưa đưa được đến đúng đối tượng được hưởng và vẫn còn “điểm nghẽn”.

“Trong những nghiên cứu của chúng tôi trước đó, kết qủa chỉ ra rằng có rất nhiêu doanh nghiệp bị tác động rất lớn từ dịch Covid-19 (ví dụ như là dừng sản xuất), tuy nhiên phần nhỏ trong số doanh nghiệp đó chỉ mới nhận được hỗ trợ của các gói, đặc biệt là gói hỗ trợ thứ nhất từ Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu liên quan tới các thủ tục để tiếp cận được tới các gói hỗ trợ đó đang rất khó khăn. Đây là một thách thức rất lớn”.

“Phải làm thế nào để trong gói cứu trợ thứ 2, Chính phủ có thể xử lý được các vấn đề còn tồn tại để các doanh nghiệp và người tổn thương có thể tiếp cận được gói hỗ trợ”, chuyên gia này nói.

Thách thức thứ hai là các nền tảng của nền kinh tế để có thể vượt qua được khủng hoảng hay không.

Theo chuyên gia này, mặc dù Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trên thế giới, nhưng mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào mà chưa có sự tăng trưởng về chiều sâu.

“Bên cạnh đó, nguồn lực để giải quyết các vấn đề về dịch Covid-19 hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian vừa qua cũng đã đánh giá rằng một số gói hỗ trợ của Chính phủ (cả gói số 1 và gói số 2) hiện đang bị “nghẽn” về vấn đề huy động các nguồn lực để có thể cứu trợ, đặc biệt là trong tình trạng tác động của Covid-19 đang rất khó đoán định. Chưa kể, khả năng huy động nguồn vốn, duy trì nguồn lực cho ngành y tế cũng là một thách thức rất lớn”, ông nói.

Thách thức thứ ba ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam đó là các vấn đề “nóng” đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là các thay đổi về chính sách của các nước có kinh tế hàng đầu thế giới, đơn cử như Mỹ.

“Các chính sách khó đoán định từ Tổng thống Donald Trump hay ông Biden trong thời gian tới cũng sẽ gây ra các xáo trộn tới các chính sách trên thế giới. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến chính sách “phòng ngự” đối với Covid-19 ở Việt Nam”, PGS.TS Tô Trung Thành lo ngại.

Nhìn nhận trong 1 – 2 năm tới, PGS.TS Tô Trung Thành cho rằng cần phải duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp và của người dân. Đây là điều mấu chốt nhất.

“Sau đó là cần chuẩn bị tốt các nguồn lực cơ bản để có thể phục hồi kinh tế sau Covid-19. Và để có thể phục hồi được kinh tế sau Covid-19 thì chúng ta cần phải đi theo một mô hình tăng trưởng mới tập trung vào chiều sâu thay vì mô hình tăng trưởng như trước đây”, ông nói.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất (giảm 6,3%), dịch vụ (giảm 5,5%) và sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định (chỉ giảm 0,3%). Một số ngành, lĩnh vực đang gặp khó khăn (như du lịch; vận tải, ô tô) trong khi những ngành khác vẫn đang phát triển (thương mại điện tử, thông tin truyền thông).

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ (+1%), tỷ lệ tham gia lao động giảm 2,5% và 2,5 triệu người đang gặp khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền. Trong đó, có 50% các doanh nghiệp chỉ đủ tiền mặt để hoạt động trong 2 tháng trở lại; 16% các doanh nghiệp đã có nợ khó đòi và 31% dự kiến sẽ phát sinh nợ khó đòi trong vòng 6 tháng tới.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tháng 11/2020

Gia Huy

Theo VNF

https://vietnamfinance.vn/pgsts-to-trung-thanh-mo-hinh-tang-truong-cua-kinh-te-viet-nam-chua-huong-den-chieu-sau-20180504224246238.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học 'Bứt phá Kiên cường'

DNTH: Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”.

Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

DNTH: Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

DNTH: Là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai mô hình đại lý thanh toán tại Việt Nam, VPBank và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đã chính thức hợp tác, mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn...

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

XEM THÊM TIN