Phần 2: Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày 20/11
10:05 | 14/11/2021
DNTH: Phải đặt an toàn của các em học sinh lên trên hết, bão lũ không thể dập tắc ngọn lửa yêu nghề. Là những chia sẻ tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô Mai Thị Kim Phượng, hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Sơn Nhì, huyện Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh: thời gian vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid - 19. Thời gian đầu của giãn cách, các em học sinh gặp rất nhiều trở ngại. Có những em mất cả cha lẫn mẹ, cũng có những em hoàn cảnh vô cùng nghèo. Các thầy cô tự nhủ bằng mọi giá phải tạo điều kiện cho các em được học, các nhà giáo đã cùng nhau ủng hộ cơ sở vật chất để hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngành giáo dục thành phố cũng hỗ trợ thiết bị để cho các em học.
Cũng trong thời điểm đầu của thời gian giãn cách xã hội, việc đem sách, thiết bị tới cho các em rất khó khăn. Nhưng thời tới điểm hiện tại, các em được tham gia học trực tuyến. Các thầy cô cũng mày mò, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, để công tác dạy và học duy trì hiệu quả nhất có thể.
Hôm nay, được đại diện cho ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng, các đồng chí lãnh đạo đã luôn quan tâm, hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chúng tôi đã cơ bản vượt qua khó khăn, giúp các em học sinh thực hiện tốt việc học, góp phần thực hiện mục tiêu “trồng người” của ngành và cả nước.
Chia sẻ với các thầy giáo, cô giáo, Thủ tướng bày tỏ mong muốn được nghe thêm phát biểu của các thầy, cô giáo từ Thành phố Hồ Chí Minh, nơi ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong thời gian qua cũng như từ miền Trung, nơi luôn bị tác động mạnh mẽ bởi thiên tai, bão lũ...

Phải đặt an toàn của các em học sinh lên trên hết
Cô Hồ Thị Tuyết, giáo viên Trường Trung học cơ sở Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị chia sẻ về những ngày thiên tai, bão lũ: sau những trận lũ, nhiều học sinh hỏi: “cô ơi, sáng nay có đi học được nữa không?” Cô chỉ có thể trả lời: nếu việc đến trường không an toàn thì các em nghỉ, phải đặt an toàn của các em lên trên hết.
Tuy khó khăn như vậy, nhưng thầy trò của vùng đất này luôn cố gắng, nỗ lực cao nhất để vươn lên. Nhiều đêm lũ về đột ngột trong đêm, nhiều học sinh không kịp phòng tránh lũ, ướt hết sách vở, quần áo… các em nói, “cô ơi cho em nghỉ học, vì bây giờ em không có áo quần khô để đi học”. Hoàn cảnh khó khăn như vậy, nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, của cả nước, các em đều nhanh chóng được đến trường. Khi nhìn những đoàn xe cứu trợ từ khắp mọi miền tổ quốc với dòng chữ “tất cả vì miền Trung ruột thịt”, chúng tôi thấy rất ấm lòng và luôn động viên các em học sinh nỗ lực, cố gắng hơn nữa khi chứng kiến tình cảm, sự quan tâm của đồng bào cả nước, tất cả chúng ta đều là con Lạc, cháu Hồng.
Từ đầu năm tới nay, chúng tôi đã thay đổi tới 6 - 7 thời khóa biểu do ảnh hưởng của dịch bệnh, giáo viên và học sinh cố gắng, nỗ lực để làm sao vừa dạy và học, vừa bảo đảm an toàn phòng dịch. Tôi xin chia sẻ khó khăn, đồng thời bày tỏ cảm ơn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước và chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để xứng đáng với tình cảm đó.

Bão lũ không thể dập tắc ngọn lửa yêu nghề
Cô Lê Thị Uyên, Giáo viên trương THPT Nguyễn Thiện Thuật, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên: tôi không phải giáo viên đến từ miền Trung, nhưng chồng tôi là nhà giáo tại tỉnh Hà Tĩnh. Cứ mỗi lần lũ về, gia đình lại vô cùng trăn trở. Trong hoàn cảnh ấy, cứ 3,4 ngày không thể liên lạc với chồng và 2 con, tôi rất lo lắng. Khi liên lạc được, hình ảnh lũ lụt, nước biển lấn sâu vào đất nước, mênh mông trên những mái nhà khiến tôi và nhiều người vô cùng xót xa. Khó khăn chồng chất khó khăn, dịch bệnh cũng xảy ra với vùng lũ.
Quá nhiều trẻ em miền Trung thiếu thiết bị để học trực tuyến. Tôi cũng rất thương các thầy cô miền bão lũ vì điều kiện vật chất quá thiếu thốn. Điều tôi mong ước hiện nay là ngọn lửa nghề trong mỗi chúng ta đừng bao giờ dập tắt, ngọn lửa yêu nghề cần tràn đầy hơn nữa, tiếp thêm năng lượng đến từng học sinh, hãy mang con chữ đến mọi vùng sâu vùng xa, vùng “rốn lũ”. Mong Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ban ngành có chính sách tốt để hỗ trợ cho giáo viên tại miền Trung và những vùng khó khăn của cả nước.
Cô Lâm Yến Phương, Giáo viên Trường Trung học cơ sở Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh chia sẻ vinh dự được ra thăm Lăng Bác và dự cuộc gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ. Khẳng định năm học vừa qua là năm học đặc biệt nhất trong cuộc đời giáo viên, cô cho biết, ngoài công việc giảng dạy, cô còn tham gia vào hoạt động vận động các “nhà hảo tâm” hỗ trợ các em học sinh gặp khó khăn. Nhấn mạnh lòng tự hào với công việc nhà giáo, trong một gia đình có truyền thống dạy học, cô bày tỏ mong Chính phủ và các bộ ngành, cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm tới ngành giáo dục nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng còn nhiều khó khăn.

Cô Lê Thi Hạnh, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Loi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An: những năm gần đây, thiên tai, bão lụt gây ảnh hưởng rất lớn đến tỉnh Nghệ An. Là giáo viên công tác vùng sâu vùng xa đến nay hơn 20 năm, tôi thấy trang thiết bị cho giáo dục ở các khu vực miền núi còn thiếu. Vừa qua, khi dịch Covid - 19 diễn ra, các thầy cô dạy học trực tuyến nhưng học sinh lại không có trang thiết bị, Các thầy cô cắm bản để gieo chữ cho học sinh, có bản xa trường 20 km, có bản không có học sinh, có bản 1 - 2 học sinh. Tôi rất mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành quan tâm chia sẻ trang thiết bị, vật chất, điều kiện giảng dạy, học tập cho giáo viên, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Thầy Nguyễn Khánh Cường, Trường Cao Đẳng Công nghệ Lilama2, tỉnh Đồng Nai: đợt dịch vừa qua, tỉnh Đồng Nai cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch bệnh, đặc biệt tại nhiều khu công nghiệp. Các học sinh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các em năm nay tốt nghiệp. Việc học, dạy và đào tạo nghề cần thực hành mới có thể triển khai được. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức dạy học “3 tại chỗ” để khắc phục những khó khăn, thể hiện được tinh thần cùng ăn, ở và hướng dẫn sinh viên học.
Bên cạnh đó, trường chúng tôi được Chính phủ Đức hỗ trợ để xây dựng thành trung tâm đào tạo nghề của đất nước, chúng tôi đã đào tạo được nhiều nhân lực cao cấp cho các tập đoàn quốc tế lớn. Trường cũng có trên 50 giáo viên dạy nghề đạt chứng chỉ đạo tạo nghề của Đức.

Cô Cao Thị Tiếng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Tiền Giang bày tỏ cảm ơn Thủ tướng đã tạo điều kiện để các thầy cô có thể phát biểu về những trăn trở, suy nghĩ. Chia sẻ những đặc thù trong công việc dạy các em học sinh khuyết tật, cô nhắc lại một câu nói rằng giáo dục hòa nhập là đỉnh cao của giáo dục, để nhiều em được đến trường hơn, ít nhất là giúp các em tự phục vụ được bản thân mình. Cô kiến nghị Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về vấn đề định mức lao động, biên chế của các trung tâm giáo dục hòa nhập, hiện chưa có văn bản pháp quy quy định về nội dung này.

Cần có chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư phạm
Cô Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên trường THPT Nguyễn Du, Nghi Xuân, Hà Tĩnh: Hà Tĩnh là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, thiên tai, là vùng đất nghèo nhưng hiếu học. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, nhiều nhà hảo tâm đã đồng hành, động viên, hỗ trợ các tỉnh miền Trung vượt qua khó khăn.
Chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực, phát triển văn hóa truyền thống của quê hương có các danh nhân như Nguyễn Công Trứ, đại thi hào Nguyễn Du…với tinh thần: “tiền nhân tỏa sáng tâm tài, hậu thế rạng ngời đức trí”, mong muốn các học sinh có thể phát triển toàn diện từ thể chất, kỹ năng, ngoại ngữ, năng lực, trí tuệ, tâm hồn để trở thành công dân toàn cầu.
Là Giáo viên THPT, tôi rất trăn trở về giáo dục hướng nghiệp làm thế nào để có sự phù hợp giữa đào tạo và nhu cầu công việc thực tế để không lãng phí thời gian, tiền của, đặc biệt không lãng phí nhân tài.
Tôi cũng mong muốn chính sách thu hút nhân tài vào ngành sư phạm. Thực tế những học sinh giỏi của bậc THPT không lựa chọn vào sư phạm ngoại trừ những học sinh có đam mê với nghề giáo. Do đó, cần có chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư phạm và giáo viên trẻ có năng lực.
Thầy Nguyễn Quốc Tuấn từ Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản chia sẻ về những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ các trường nghề trên cả nước trong việc góp phần khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng lao động thời gian qua. Đại tá Nguyễn Trường Sơn, hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng và các đại biểu về hoạt động của trường, cho biết nhà trường nhận được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá rất cao các học viên tốt nghiệp của nhà trường – vốn là bộ đội, công an xuất ngũ. Hai đại biểu đề xuất một số vấn đề về cơ chế, chính sách với hoạt động đào tạo nghề, trong đó có đối tượng bộ đội, công an xuất ngũ, người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn…
Xem phần 1: Thủ tướng gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày 20/11

Việt Nam, Indonesia nhất trí thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại gạo
DNTH: Ngày 7/7, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.

Tổng điều tra nông thôn – nông nghiệp 2025: Cơ hội tái thiết vùng sản xuất từ dữ liệu thực tiễn
DNTH: Diễn ra từ ngày 1 đến 30/7/2025, cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên phạm vi cả nước sẽ là đợt “soi chiếu” toàn diện thực trạng khu vực nông thôn Việt Nam. Đây không chỉ là một nhiệm vụ thống kê,...

Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới sẵn sàng đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất, phân phối
DNTH: Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil để thúc đẩy hợp tác...

Bão số 2 tăng cấp và di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc
DNTH: Hồi 19 giờ ngày 5/7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12; di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 5km/h.

Gia Lai: Anh nông dân lái drone cứu 2 em nhỏ được tặng bằng khen
DNTH: Ngày 4/7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn ký quyết định tặng bằng khen cho anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi, trú xã Chư Sê) vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác cứu nạn, cứu hộ, nhanh trí cứu 2 em nhỏ mắc kẹt...
Cơ khí chính xác và tự động hóa lên ngôi tại MTA Vietnam 2025
DNTH: Từ ngày 2 đến 5/7/2025, Triển lãm quốc tế về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo MTA Vietnam 2025 chính thức diễn ra tại TP.HCM. Sự kiện năm nay có quy mô mở rộng đáng kể với hơn 429 doanh nghiệp đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...