Phật giáo trong bối cảnh 4.0: Khơi dậy tinh thần dân tộc vượt qua thách thức

13:30 | 13/05/2019

DNTH: Sáng ngày 13/5, tại Hà Nam, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019, Diễn đàn “Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” đã được tổ chức. Diễn đàn có 16 bài tham luận của lãnh đạo Phật giáo thế giới, quan chức cấp cao, các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Tiến sĩ Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại diễn đàn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Tiến sĩ Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã khẳng định: “Phật giáo khơi dậy tinh thần dân tộc vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Theo Thứ trưởng, những thay đổi trong xã hội thực mà thế giới ảo tạo ra đang tác động không nhỏ đến sức mạnh văn hóa tinh thần, trong khi văn hóa và tinh thần dân tộc đang được xem là “sức mạnh mềm”. Văn hóa và tinh thần dân tộc đang được kỳ vọng sẽ là đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới. Tư tưởng, triết học, thế giới quan, nhân sinh quan, các triết lý nhân văn, hướng thiện… của Phật giáo đều có thể phát huy rất tích cực giá trị của mình trong việc khắc chế những tác động tiêu cực.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thứ trưởng cũng đánh giá, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần xây dựng niềm tin và sự tự tin của con người, dân tộc Việt Nam trong việc xây dựng một đất nước hùng cường, đồng thời góp phần khơi dậy tinh thần của dân tộc, góp phần tạo ra sức mạnh vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngược lại, những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần hỗ trợ Phật giáo trong hoạt động tổ chức, quản lý và hoằng pháp, góp phần đưa Phật giáo gần hơn nữa sinh hoạt, đời sống người dân. 

Được biết, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak LHQ 2019, sáng ngày 13/5 đã diễn ra 5 Diễn đàn với các chủ đề khác nhau, bao gồm: “Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững”; “Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững”; "Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu"; "Phật giáo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư"; "Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thị có trách nhiệm và phát triển bền vững".

Minh Vân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt

DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

XEM THÊM TIN