Phát hiện gần 5.200 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

21:17 | 27/07/2024

DNTH: Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử, phát hiện gần 5.200 sản phẩm đồ lót nữ không rõ nguồn gốc với giá trị hơn 105 triệu đồng.

Qua nguồn tin do cơ sở cung cấp và việc theo dõi hoạt động kinh doanh hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử; Đội QLTT số 4 phát hiện 1 cá nhân sử dụng tài khoản Facebook với tên “Đ.L.G.S” thực hiện quảng cáo, bán các sản phẩm đồ lót dùng cho nữ có dấu hiệu vi phạm.

Ngày 23/7/2024, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 4 tiến đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh N.N.K có đăng quảng cáo bán hàng nêu trên tại địa bàn của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Phát hiện gần 5.200 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Đội QLTT số 4 niêm phong và tạm giữ hàng hóa chờ xử lý.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn phát hiện tại đây đang kinh doanh gần 5.200 sản phẩm đồ lót nữ các loại nhưng không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; không có hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa…

Đội QLTT số 4 thực hiện thủ tục niêm phong, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa này, với giá trị hơn 105.000.000 đồng. Sau đó, tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin, lập Biên bản vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và xác định thẩm quyền xử phạt.

Do vụ việc vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng nên Đội QLTT số 4 chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc về Cục QLTT tỉnh Tiền Giang để Cục trưởng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh nêu trên với số tiền 45.000.000 đồng. Đồng thời, đề xuất áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ số lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã tạm giữ.

Qua công tác kiểm tra trên nền tảng thương mại điện tử, Đội QLTT số 4 đã kịp thời ngăn chặn số lượng lớn sản phẩm hàng hóa này lưu thông trên thị trường. Thông qua đó, cảnh báo, khuyến cáo cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh, lựa chọn và mua hàng hóa phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Theo các chuyên gia, trong quần áo nhập lậu, không rõ nguồn gốc có nguy cơ chứa hợp chất Aronmatic (thuộc nhóm aronmatic amin thơm) sử dụng trong công đoạn nhuộm quần áo, có thể dễ dàng thâm nhập vào quần áo, gây kích ứng da, mẩn ngứa, viêm nhiễm và có thể gây ung thư. Hợp chất Aronmatic này đã bị cấm từ lâu. Độc chất này chỉ gây hại đối với quần áo mới, chưa qua giặt, nhất là trẻ em khi mặc hay cho vào miệng gây nhiễm độc nhưng giặt nhiều lần thì sẽ không ảnh hưởng gì.

Có loại quần áo chứa độc chất formol được phun vào quần áo, vải để diệt khuẩn khi tiếp xúc vào cơ thể ở nồng độ thấp có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm, gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi họng gây chảy nước mắt, hắt xì. Nếu quần áo chứa lượng formol nồng độ cao có thể gây cảm giác buồn nôn, khó thở rất nguy hiểm.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường

DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết

DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh

DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?

DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm

DNTH: Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo áp lực kiểm soát thị trường. Hàng lậu, hàng giả len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị...

XEM THÊM TIN