Phát huy tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm trái cây có lợi thế
08:59 | 22/07/2025
DNTH: Tại Việt Nam, chanh leo, dứa, dừa và chuối là những đại diện tiêu biểu, hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng để xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành trái cây Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu như kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng diện tích canh tác chanh leo, dứa, dừa và chuối hiện đạt khoảng 420.000 ha với sản lượng trên 6,3 triệu tấn, cho thấy nguồn lực sản xuất dồi dào. Riêng đối với chanh leo, sản lượng của Việt Nam đạt mức 163.000 tấn/năm, chủ yếu từ Tây Nguyên. Chanh leo đang ở giai đoạn cuối để được Mỹ cấp phép nhập khẩu, hồ sơ cũng đã được gửi sang Hàn Quốc, Thái Lan. Dứa đạt 860.000 tấn, trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chuối hiện đạt sản lượng 3 triệu tấn, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Dừa là loại trái cây có diện tích lớn nhất, 202.000 ha, sản lượng 2,28 triệu tấn, chủ yếu từ Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài nhóm trái cây trên, Việt Nam hiện có hơn 1,3 triệu ha cây ăn quả với sản lượng khoảng 15 triệu tấn/năm. Ngành trồng trọt đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của cây ăn quả như một động lực tăng trưởng mới. Tuy vậy, cho đến nay, chỉ có sầu riêng trở thành sản phẩm trái cây đạt kim ngạch “tỷ đô”. Để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu, ngành trái cây Việt cần tập trung tháo gỡ những vấn đề cốt lõi từ quy hoạch vùng trồng, liên kết sản xuất, chế biến đến mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chia sẻ về vấn đề này, ThS Ngô Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II cho biết, Việt Nam cần định hướng phát triển trái cây theo chiều sâu, không chỉ mở rộng diện tích mà chú trọng chất lượng, công nghệ sau thu hoạch, tiêu chuẩn hóa chuỗi giá trị và minh bạch thông tin. Muốn xuất khẩu hiệu quả, phải kiểm soát chặt chẽ truy xuất nguồn gốc và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi. Mỗi hợp tác xã, doanh nghiệp và nông hộ phải trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị, góp phần xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập
Riêng đối với 4 loại trái cây gồm chanh leo, chuối, dứa và dừa, ThS Ngô Quốc Tuấn nhận định, chúng đều có sản lượng lớn và tiềm năng xuất khẩu cao. Nhưng muốn giữ được niềm tin của thị trường quốc tế, Việt Nam cần nâng chuẩn vùng trồng, đẩy mạnh công nghệ chế biến và quản lý chất lượng đồng đều. Đối với chanh leo, Việt Nam đã xuất khẩu 70-80% sản lượng nhưng vẫn đối mặt rủi ro về giống và bệnh hại. Giải pháp đặt ra là cần tập trung vào giống sạch bệnh và công nghệ bảo quản kéo dài thời gian lưu trữ.
Đối với dứa, hiện đang có bước chuyển sang sản phẩm chế biến sâu. Nhưng muốn cán mốc xuất khẩu tỷ đô, ngành dứa cần đẩy mạnh đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tiến giống, xây dựng nhà máy chế biến hiện đại và gỡ vướng về đất đai. Đối với dừa, phần lớn còn thủ công, trong khi nhiều quốc gia đã có dây chuyền hiện đại, chất lượng đầu ra vẫn chưa đồng đều do người dân tự đưa giống về trồng mà không qua kiểm định.
Để tăng năng lực cạnh tranh cho 4 loại trái cây trên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết phải số hóa vùng trồng và xây dựng chuỗi liên kết, sử dụng công nghệ để quản lý vùng trồng hiệu quả hơn.
Tại Diễn đàn “Giải pháp tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trái cây có lợi thế” ngày 18/7 vừa qua, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ, để nâng tầm xuất khẩu chanh dây, chuối, dứa và dừa, cần tập trung ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và công nghệ số trong toàn chuỗi sản xuất. Vùng nguyên liệu cần phải được phát triển theo quy hoạch, xác lập “vùng lõi” có kiểm soát chất lượng, tích hợp công nghệ số để đăng ký mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc minh bạch. Đây cũng là những điều kiện bắt buộc khi xuất khẩu chính ngạch.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ giống, như chanh dây sạch bệnh, chuối chống chịu sâu bệnh Panama, dứa năng suất cao phục vụ chế biến và dừa tươi phù hợp xuất khẩu. Việc sử dụng giống công nghệ cao là giải pháp quan trọng để tăng năng suất, chất lượng, đồng thời đáp ứng yêu cầu kỹ thuật từ các thị trường khó tính. Trong chế biến, tại các địa phương có vùng nguyên liệu lớn, cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chế biến sâu, hình thành các cụm liên kết có hạ tầng công nghệ hậu cần, kho lạnh, logistics và sàn giao dịch nông sản.
Việt Nam đang sở hữu những lợi thế to lớn về sản lượng, vùng trồng và tiềm năng thị trường đối với trái cây. Tuy nhiên, để những loại trái cây thực sự vươn xa và khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản toàn cầu, cần một chiến lược phát triển bài bản hơn, từ quy hoạch vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ số đến chuẩn hóa chất lượng. Khi mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị được nâng tầm, ngành trái cây Việt không chỉ vượt qua các rào cản kỹ thuật mà còn có thể bứt phá, chinh phục thêm nhiều thị trường khó tính – hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững và giá trị xuất khẩu tỷ đô trong tương lai gần.

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ
DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum
DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca
DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc
DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...
Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố
DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu
DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...