Phát huy vai trò của cơ quan báo chí trong phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao đạo đức cách mạng
15:43 | 28/08/2023
DNTH: Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông có đặc điểm cơ bản là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật và nâng cao đạo đức cách mạng của mình.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn khẳng định báo chí là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt của cách mạng, đất nước, dân tộc. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là chiến sĩ cách mạng kiên cường vừa là nhà báo tiên phong mẫu mực, có công lao to lớn trong việc khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Làm báo đối với Người chưa bao giờ là hoạt động nghề nghiệp thuần túy mà là phương tiện để làm cách mạng.
1. Vai trò của cơ quan quản lý báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Báo chí phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật.
Thông qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, quyền được thông tin về pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân được đảm bảo; các quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; các điều ước, thỏa thuận quốc tế được truyền tải một cách chính xác, đầy đủ, dễ hiểu; kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm với các hình thức đa dạng, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Báo chí có đông đảo bạn đọc, khán - thính giả trên khắp cả nước, là một lợi thế lớn so với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Ngày nay cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình báo chí và việc phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của thông tin về pháp luật, đặc biệt là báo điện tử. Chính vì vậy, việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí luôn được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu được thông tin, tìm hiểu về pháp luật của người dân. Với số lượng phát hành lớn, phủ sóng rộng, sự kết nối mạng Internet toàn cầu, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo chí được thực hiện trên diện rộng, khẳng định đậm tính ưu việt.
Báo chí đóng vai trò là lực lượng xung kích trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Khi nêu các vụ việc cụ thể, đặc biệt là những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, báo chí đã lồng ghép việc phân tích, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan, để tạo ra sức mạnh chung của cộng đồng ca ngợi hoặc lên án, đấu tranh với những vi phạm pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật đến từng người dân. Việc lồng ghép này khiến nội dung tuyên truyền hấp dẫn hơn qua việc cung cấp đầy đủ các sở cứ pháp luật liên quan đúng và đủ, tạo hiệu ứng tích cực trong tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Báo chí trong tuyên truyền pháp luật, góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt - việc tốt trong chấp hành pháp luật, lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng lớp nhân dân. Báo chí luôn là kênh phát hiện những bất cập, bất hợp lý trong các văn bản pháp luật, những quy định không phù hợp, lỗi thời, chồng chéo của hệ thống pháp luật để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Bên cạnh đó, báo chí còn phát hiện những vấn đề còn bỏ ngỏ, thiếu sự điều chỉnh của pháp luật để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.
Báo cần có cách thức tuyên truyền sinh động, hấp dẫn để phản ánh toàn diện công cuộc xây dựng Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật, công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Trên mặt trận này, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cần sự vào cuộc quyết liệt, thường xuyên, bền bỉ của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng; trong đó cần phát huy tốt vai trò của các cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin chính thống, chính xác, tin cậy, định hướng tốt dư luận xã hội; đồng thời chủ động nhận diện, phê phán, phản bác, làm thất bại các quan điểm sai trái, thù địch, chăm lo xây dựng nền tảng đạo đức, văn hóa, xã hội lành mạnh.
Tuy nhiên, có lúc có nơi công tác phối hợp giữa ngành tư pháp và các cơ quan báo chí còn thiếu chặt chẽ, thiếu tính ổn định, thường xuyên. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật qua báo chí chưa đáp ứng và phủ rộng với nhu cầu của người dân, hình thức nhiều khi còn đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn để thu hút khán thính giả, độc giả quan tâm theo dõi. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự phối hợp đồng bộ, có chất lượng, hiệu quả giữa các cơ quan để tăng hiệu quả và tính hấp dẫn của các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí.
2. Khái quát thực trạng báo chí Việt Nam trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay
Về cơ cấu, số lượng cơ quan báo chí in và điện tử, tính đến hết tháng 5/2022: Cả nước có 815 cơ quan báo chí, gồm 138 báo và 677 tạp chí, trong đó có 29 cơ quan báo chí chỉ thực hiện loại hình điện tử. Về các đài phát thanh, truyền hình, đơn vị hoạt động truyền hình: Tính đến tháng 5/2022. Về số lượng các cơ quan hoạt động phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình): giữ nguyên không thay đổi so với năm 2021. Cụ thể: Cả nước có 72 cơ quan hoạt động phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình). Trong đó: 02 Đài quốc gia: Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV); 64 Đài PTTH địa phương gồm 62 đài PTTH của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; riêng thành phố Hồ Chí Minh có hai đài: Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trực thuộc Đài VOV; 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, bao gồm: Truyền hình Công an nhân dân (kênh ANTV) của Bộ Công an; Trung tâm Truyền hình Thông tấn (kênh Truyền hình Thông tấn - VNews) của Thông tấn xã Việt Nam; Trung tâm Phát thanh, truyền hình Quân đội (kênh QPVN) của Bộ Quốc phòng; Truyền hình Quốc hội Việt Nam (kênh QHVN) của Văn phòng Quốc hội Việt Nam; Báo Nhân dân (kênh Truyền hình Nhân dân). Năng lực sản xuất nội dung phát thanh, truyền hình trong nước của khối các Đài, gồm: 79 kênh phát thanh; 198 kênh truyền hình.
Về nguồn nhân lực cơ quan báo chí: Cả nước hiện có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ. Báo chí nước nhà đã và đang phù với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông thế giới. Kết hợp chặt chẽ với các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.
3. Quản lý nhà nước với hoạt động của Báo chí trong phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, về báo chí; điều phối công tác này thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên ngành đã và đang phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan nhà nước nhằm quản lý, giám sát, thúc đẩy hoạt động báo chí nói chung và hoạt động báo chí trong phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật nói riêng một cách rộng khắp, toàn diện, hiệu quả.
Bộ Tư pháp: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; Chủ trì, theo dõi, đôn đốc, giám sát, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông dự thảo chính sách; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; thực hiện khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác này; Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông về dự thảo chính sách để cung cấp cho các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương triển khai thực hiện bảo đảm thực hiện thống nhất, chất lượng, khả thi.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động này bảo đảm thống nhất theo quy định tại Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm. Phát huy vai trò của cơ quan quản lý thông tin, báo chí trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cơ quan thông tin, báo chí tham gia truyền thông dự thảo chính sách thông qua việc xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương về kiến thức, kỹ năng truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, nhất là những vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
4. Giải pháp phát huy vai trò của cơ quan quản lý báo chí trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ nhất, về chỉ đạo, định hướng nội dung thông tin và thông tin trên báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo về công tác tư tưởng, tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chỉ đạo của Đảng đối với công tác báo chí; tăng cường phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động cung cấp thông tin, nhất là tình hình kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách, pháp luật mới; Phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách. Chủ động thông tin; phê phán, phản bác có sở cứ hơn các thông tin sai, luận điệu xuyên tạc, suy diễn đối với các dự thảo chính sách pháp luật được xác định là những vấn đề khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau.
Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. Khắc phục hiệu quả tình trạng đưa tin sai sự thật trên mạng, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, bình luận không có tính xây dựng, không đưa ra các giải pháp hợp lý, phản bác lại các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng VBQPPL.
Thứ ba, thực hiện cơ chế chính sách đặt hàng báo chí định kỳ cho các cơ quan báo chí nhằm tạo sự ổn định, đa dạng những thông tin hữu ích đến các đối tượng được phổ biến rộng khắp, nâng cao ý thức và chấp hành pháp luật chung của toàn xã hội; nghiên cứu hỗ trợ cước vận chuyển báo chí tham gia truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL
Thứ tư, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, phóng viên, biên tập viên; xử lý nghiêm theo thẩm quyền những cán bộ, nhân viên, người làm báo của cơ quan báo chí trực thuộc có vi phạm.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khắc phục vi phạm trong hoạt động báo chí; thúc đẩy hoạt động báo chí góp phần hạn chế thông tin không chính xác đặc biệt là các thông tin không được kiểm chứng, các quy kết không dựa trên các căn cứ pháp lý chắc chắn đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước và các biểu hiện tiêu cực, khuyết điểm nhằm nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật.
Thứ sáu, cơ quan quản lý báo chí Trung ương phối hợp với Bộ Tư Pháp cũng như các địa phương cần thực hiện kịp thời việc tôn vinh, khen thưởng các đơn vị báo chí và nhà báo có thành tích xuất sắc trong phản ánh mọi mặt đời sống xã hội đặc biệt những tác phẩm tham gia hiệu quả việc truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL tới người dân.
Từ nguồn lực và ưu thế hiện có, từ thực tiễn phát triển của đời sống xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước đã chỉ đạo báo chí bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đơn vị. Nội dung, hình thức ngày càng phong phú; công nghệ và phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại. Các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, thể hiện dòng chảy chính của xã hội hiện nay, tạo sự đồng thuận xã hội, tạo niềm tin xã hội và tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường”.
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp (Đại học Lincoln, Malaysia/ Phó Viện trưởng Viện NC Tin Học & Kinh Tế Ứng Dụng)
Cùng chuyên mục
- Tags:
- giáo dục pháp luật /
- đạo đức cách mạng /
- báo chí /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng
DNTH: Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa' theo chuẩn mực đạo đức cách mạng".
1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2024
DNTH: Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 139 cán bộ, 432 công chức, 767 viên chức.
Chống tham nhũng là kiên quyết cắt bỏ những 'cành cây sâu mọt'
DNTH: Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin yêu gọi là “Đảng ta”. Bởi lợi ích, mục tiêu của Đảng là “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”. Các đảng viên phải luôn lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ nhân...
Khởi tố cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Gia Lai
DNTH: Ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Phương, cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Gia Lai.
PV GAS tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
DNTH: Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết của Đảng ủy Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) về tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu...
Hải Dương: Kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến dự án, gói thầu do Công ty AIC thực hiện
DNTH: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có thông báo 1348-TB/TU về kết quả xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng UBND...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...