Phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
11:40 | 27/12/2024
DNTH: Luật Thủ đô sửa đổi được thông qua nhấn mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái của Thủ đô thực hiện theo mô hình nông nghiệp bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội.
Đây là một hướng đi mới cho nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong thời gian tới nhằm phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhìn nhận đây là cách đặt vấn đề mới, thoát ra khỏi cách nhìn nhận nông nghiệp phiến diện dưới khía cạnh kinh tế và nông thôn bằng con mắt xã hội; vượt qua những ràng buộc của định hướng lo tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn xưa nay của mọi địa phương, thay vào đó là chuyển hẳn sang phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung…”
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội không cao, chiếm xấp xỉ 2%, nhưng quy mô sản xuất ngành nông nghiệp Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu của cả nước.
Về chăn nuôi, Hà Nội đứng đầu cả nước về chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn đứng thứ 2 (sau tỉnh Đồng Nai). Về nuôi trồng thủy sản, Hà Nội đứng trong top đầu của các tỉnh không có biển. Hà Nội còn là trung tâm sản xuất giống đứng trong top đầu cả nước, cung cấp giống cho hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề; trong đó 327 làng nghề, các làng nghề không chỉ đem lại giá trị vật chất mà còn đem lại giá trị lịch sử - văn hóa trong nông nghiệp, nông thôn. Những giá trị này rất cần được các thế hệ người Hà Nội bảo tồn và phát triển. Có thể nói, Hà Nội hội tụ đầy đủ những tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp sinh thái, phát triển nông nghiệp đô thị gắn kết giữa 3 thành tố: kinh tế - môi trường - xã hội.
PGS.TS Chu Tiến Quang - nguyên Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nếu không sớm xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội sẽ dễ dẫn tới sự phát triển không bền vững, thiếu bản sắc; đặc biệt là có thể làm biến mất đi nhiều giá trị vật chất và văn hóa truyền thống, vốn được xem là của cải. Do vậy, không thể tiếp tục phương thức sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán hiện nay. Việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái và gắn với nhu cầu thị trường là đòi hỏi cấp thiết đặt ra đối với Hà Nội.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội vừa truyền thống, vừa hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp định hình nông nghiệp Thủ đô mà còn tạo động lực thu hút các nguồn lực: vốn đầu tư, công nghệ và nhân lực của các tổ chức, cá nhân tham gia vào phát triển lĩnh vực này trong những năm tới.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, những quy định về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong Luật Thủ đô năm 2024 đã tạo được hành lang pháp lý vững chãi, tạo động lực mới để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới. Đồng thời góp phần định hướng lại sản xuất nông nghiệp của Thủ đô theo hướng phát triển như một ngành kinh tế hoàn chỉnh, tạo ra các sản phẩm vừa có chất lượng, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và cho hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể, trong Luật Thủ đô sửa đổi được quy định tại khoản 1, Điều 32 định hướng: “Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững; chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa trong nông nghiệp, nông thôn; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được sử dụng đất kết hợp đa mục đích, được bố trí đất nông nghiệp sử dụng vào việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giáo dục trải nghiệm, du lịch sinh thái”.
Đồng thời, tại Điều 32 Luật Thủ đô đã quy định cụ thể về các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND, UBND thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Hà Nội theo định hướng mới, tích hợp phương án phát triển nông nghiệp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp đô thị nhằm tạo không gian xanh, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát triển hạ tầng dịch vụ khai thác kinh tế rừng, phát triển không gian cây xanh tập trung về đô thị và khu vực dân cư nông thôn; phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
Trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, Hà Nội được bố trí đất nông nghiệp sử dụng vào việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giáo dục trải nghiệm, du lịch sinh thái, thậm chí kết hợp các ngành kinh tế khác để phát triển các loại hình dịch vụ cần có sinh cảnh và tài nguyên nông nghiệp..., đồng thời sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, phát triển dịch vụ, bảo quản, chế biến nông sản.
Theo các chuyên gia, trên cơ sở Luật Thủ đô sửa đổi, Hà Nội cần nghiên cứu, đề xuất được các chính sách rất rõ nét và mạnh mẽ. Trong nông nghiệp, phải phát triển khoa học - công nghệ nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm có giá trị đặc biệt cao phục vụ cho nhu cầu cả nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trong phát triển nông thôn, cần đảm bảo thu hẹp khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị, tạo môi trường phát triển nông thôn hài hòa, lấy đô thị hóa làm trọng tâm.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/phat-trien-ben-vung-cac-vung-san-xuat-nong-nghiep-tap-trung-20250227071858190.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- vùng sản xuất nông nghiệp /
- Luật Thủ đô /
- nông nghiệp sinh thái /
- nông thôn /
- Làng nghề /
- NÔNG NGHIỆP /
- Hà nội /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn
DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã
DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...