Phát triển công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội: Nhiều tiềm năng, cơ hội và thách thức

19:10 | 31/07/2024

DNTH: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang trở thành trụ cột quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam, và đặc biệt là Hà Nội, với những tiềm năng vượt trội, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ công nghệ thế giới.

 Tại chương trình Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn Thành phố Hà Nội 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) và Sở TT&TT, Hiệp hội phần mềm & dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức, nhiều chuyên gia khẳng định rằng, Hà Nội với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và giáo dục của cả nước, có tiềm năng và cơ hội lớn để trở thành hạt nhân trong việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Việc xây dựng một hệ sinh thái toàn diện, từ nghiên cứu, sản xuất, đến ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực, là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Để đạt được thành công, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần xây dựng và triển khai các chiến lược hiệu quả, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và phát triển.

Ngành công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành trụ cột quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành “tâm điểm” trong chuỗi sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn trong tương lai. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn khi sở hữu lực lượng lao động trẻ, có ý chí đổi mới sáng tạo, được đào tạo trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành bán dẫn…

Phát triển công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội: Nhiều tiềm năng, cơ hội và thách thức 5
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn khi sở hữu lực lượng lao động trẻ

Bàn về những lợi thế để phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam, ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, ngành bán dẫn tại Việt Nam tuy còn sơ khai, nhưng cũng có những thành tựu nhất định bước đầu về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp phần đa dạng hóa chuỗi giá trị ngành. Trong thời gian tới, trọng tâm phát triển sẽ đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, Hà Nội có nhiều lợi thế khi ban hành Luật Thủ đô sửa đổi, ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các khu công nghệ cao, ưu đãi đầu tư. Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 ngày 28/6/2024 xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thủ đô. Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn theo quy định vào lĩnh vực bán dẫn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Hà Nội về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, ưu tiên về các thủ tục hải quan… Mặt khác, nhiều trường đại học tại Hà Nội như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học FPT… sẽ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành bán dẫn. Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đặt tầm nhìn trở thành trung tâm nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trọng điểm của Hà Nội và cả nước.

Khuyến nghị giải pháp để Hà Nội vượt qua thách thức

Bên cạnh những cơ hội to lớn để phát triển công nghiệp bán dẫn, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, đặc biệt là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam còn thiếu các khâu cơ bản của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn như: công nghệ, chuỗi, vốn, dữ liệu, năng lượng…

Để khắc phục những thách thức đó, ông Nguyễn Văn Khoa – Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) khuyến nghị, Hà Nội cần xây dựng cơ chế riêng, có bộ tiêu chí xác định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chính sách ưu đãi, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.

Trình bày tham luận tại Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn Thành phố Hà Nội 2024, TS. Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA cho biết, trong quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng Hà Nội đều thể hiện quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh. Để đạt được mục tiêu đó, Hà Nội cần xây dựng hạ tầng thông tin kỹ thuật số mạnh và an toàn, tất cả các hạ tầng kỹ thuật đô thị như giao thông, năng lượng, cấp thoát nước, cây xanh,… đều phải được thông minh hóa. Tất cả những điều này đòi hỏi sử dụng số lượng lớn chip bán dẫn.

Bởi vậy, Hà Nội cần có năng lực tương ứng về công nghệ điện tử, công nghệ bán dẫn để xây dựng và vận hành các đô thị thông minh một cách an toàn và bền vững. Hà Nội cần dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và thiết kế chip bán dẫn, đồng thời hỗ trợ để nhiều doanh nghiệp công nghệ ra đời và tạo nên hệ sinh thái rộng lớn.

Ngoài ra, Hà Nội cần phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong tổng thể phát triển của cả vùng Thủ đô cũng như của cả nước. Hỗ trợ, dẫn dắt các địa phương trong đào tạo nguồn nhân lực, hậu cần và thu hút đầu tư vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị (thiết kế, R&D…)

Phát triển công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội: Nhiều tiềm năng, cơ hội và thách thức 6
Hà Nội cần dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghệ

Trong thời gian qua, Thành phố Hà Nội không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tích cực rà soát các thủ tục hành chính, đơn giản hóa và đẩy nhanh thời gian nhận, xử lý các thủ tục, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp... Đồng thời, ban hành và triển khai các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, đối thoại doanh nghiệp, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố. Đặc biệt, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung một số nhiệm vụ và giải pháp để phát triển doanh nghiệp công nghệ số, trong đó có doanh nghiệp bán dẫn, bằng các hành động cụ thể như: đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, tuyên truyền, phát triển hạ tầng số, tạo lập thị trường, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn

DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng

DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.

XEM THÊM TIN