Phát triển Nam Định hướng tới tầm nhìn đến năm 2050
14:27 | 16/08/2023
DNTH: Tháng 8 và những tháng cuối năm 2023, các cấp lãnh đạo, các sở ban ngành tỉnh Nam Định đang khẩn trương hoàn tất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo báo cáo tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 7 tháng đầu năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2023; đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tỉnh Nam Định, 7 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.
Một số chỉ tiêu kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,48%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 13,8%; tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tăng 11,7% so với đầu năm... sản xuất nông nghiệp được triển khai tích cực, đã hoàn thành gieo cấy lúa vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất.
Về công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; đến nay toàn tỉnh đã có 189/204 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 92,6% và 18/188 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 9,6%. Trong lĩnh vực đầu tư, tỉnh đã thu hút được những tập đoàn, doanh nghiệp lớn về đầu tư các dự án trọng điểm như: Xuân Thiện, Quanta.

Theo đó, quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tích cực thực hiện các bước và đã được Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh thông qua. Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì thành tích cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đối thoại với các hộ dân về công tác giải phóng mặt bằng khu vực Cồn Xanh phục vụ triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.
Phát huy những kết quả đạt được trong 7 tháng đầu năm, vào những tháng cuối năm, toàn bộ hệ thống lãnh đạo, các cơ quan, sở ngành cùng toàn thể Nhân dân Nam Định tiếp tục quyết tâm cùng đồng lòng, tập trung tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, từ đó tạo tiền đề phát triển đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.
Cụ thể, toàn tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 để chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực tìm ra các giải pháp mới để khi kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ít nhất toàn tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; đạt chỉ tiêu xuất khẩu. Hoàn thành xây dựng các công trình trọng điểm và chỉ tiêu thu hút đầu tư; việc sáp nhập các huyện, các xã; thu hút đầu tư điện gió, điện năng lượng mặt trời ở các huyện ven biển.
Ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, xây dựng NTM. Chú trọng công tác giải phóng mặt bằng, nhất là dự án đường cao tốc; xử lý các vấn đề liên quan công tác giải phóng mặt bằng; tăng cường quản lý, xử lý các vi phạm liên quan đến đất đai, nhất là thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra.
Các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác đầu tư các dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường giám sát, quản lý đầu tư công. Tích cực hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách; chú ý quản lý tài sản công. Thực hiện hiệu quả các hoạt động văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục; quan tâm chấn chỉnh công tác dạy thêm, học thêm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; tổ chức tốt Diễn đàn quốc gia về kinh tế số lần thứ nhất tổ chức tại Nam Định. Tăng cường công tác nội vụ, đảm bảo an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Đặc biệt, tỉnh Nam Định ưu tiên chú trọng, tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng điểm, bao gồm: việc ban hành, triển khai các kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và 5 nghị quyết chuyên đề của BCH Đảng bộ tỉnh. Công tác phòng, chống dịch COVID-19; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Quy mô, hiệu quả nền kinh tế. Sự phát triển, chuyển dịch của kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. Lĩnh vực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư. Công tác củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền.Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Đăng Hưng - Thế Chiến
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Tỉnh Nam Định /
- kinh tế - xã hội /
- Xây dựng nông thôn mới /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt
DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa
DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược
DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn
DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?
DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...