Phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

16:15 | 07/01/2022

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2022 phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.

nhung-luu-y-can-biet-khi-tao-thuc-don-co-be-co-do-tuoi-tu-3-den-6-vi-sao-can-cho-tre-an-bua-an-sang-day-du-chat-dinh-duong
Chiến lược đặt chỉ tiêu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% (khu vực miền núi dưới 23%) vào năm 2030; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 3% vào năm 2030... ảnh: Internet.

Chiến lược đặt ra nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về thực hiện chế độ ăn đa dạng, hợp lý và an ninh thực phẩm cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng theo vòng đời: Tỉ lệ trẻ 6 - 23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 80% vào năm 2030; tỉ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa giảm dưới 5% (khu vực miền núi dưới 20%) vào năm 2030. Tỉ lệ các trường học có tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm đạt 90% ở khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn vào năm 2030.  

Tỉ lệ bệnh viện tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý cho người bệnh đạt 90% đối với tuyến Trung ương, tuyến tỉnh; 75% đối với tuyến huyện vào năm 2025 và phấn đấu đạt 100% đối với tuyến Trung ương, tuyến tỉnh; 80% đối với tuyến huyện vào năm 2030.  

Về cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên, Chiến lược đặt chỉ tiêu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% (khu vực miền núi dưới 23%) vào năm 2030; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 3% vào năm 2030. Đến năm 2030, chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi theo giới tăng từ 2-2,5 cm đối với nam và 1,5-2 cm đối với nữ so với năm 2020.

Đến năm 2045, mọi người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu

Bên cạnh đó, chiến lược cũng nêu mục tiêu kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây, các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ; nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong mọi tình huống khẩn cấp và tăng cường nguồn lực thực hiện chiến lược; trong đó có việc nâng tỉ lệ hộ gia đình sử dụng iod đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có iod hằng ngày tăng lên trên 80% vào năm 2025 và trên 90% vào năm 2030.  

Đến năm 2025, 100% các tỉnh, thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có kế hoạch ứng phó, tổ chức đánh giá, triển khai can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu trong tình huống khẩn cấp và duy trì đến năm 2030. Tầm nhìn đến năm 2045, mọi người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tầm nhìn đến năm 2045, mọi người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lược cuộc sống. 

Nhiệm vụ, giải pháp đã được đưa ra trong chiến lược này, đó là hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng; tăng cường công tác phối hợp liên ngành và vận động xã hội; tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng; tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường chuyên môn kỹ thuật triển khai can thiệp dinh dưỡng; đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về dinh dưỡng, thực phẩm phù hợp cho người Việt Nam; tăng cường phát triển kỹ thuật và nghiên cứu mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao phục vụ công tác dinh dưỡng….

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...

Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ

DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.

Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ

DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...

Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm

DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...

Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút

DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

XEM THÊM TIN