Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thái Bình rà soát Khung chính sách để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đất đai, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được đầu tư xây dựng từ năm 2018-2021 với mục tiêu kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua; tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực ven biển.
Phạm vi đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài 35,5km, trong đó điểm đầu tại Km9+00, giao với Quốc lộ 37 mới tại Km2+384,15 (kết nối với điểm cuối dự án tuyến đường bộ ven biển thành phố Hải Phòng và 09km thuộc địa phận tỉnh Thái Bình); điểm cuối tại Km44+500, đấu nối với đường đầu cầu vượt sông Hồng tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải; xây dựng cầu vượt sông Hồng dài khoảng 2,195km đấu nối vào tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định.
Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp III đồng bằng; vận tốc thiết kế 80km/h. Tổng mức đầu tư là 3.872 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 1.593 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư BOT là 1.289 tỷ đồng.
Về phương án tài chính, nhà đầu tư xây dựng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đối với phần vốn của Nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng dự án theo đúng quy định của pháp luật. Thời gian dự kiến thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án là 23 năm 3 tháng (từ năm 2022 đến năm 2045). Thời gian chính thức sẽ được xác định thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Theo Viettimes
Ý kiến bạn đọc...