Phép thử Yagi cho công trình xây dựng
08:28 | 17/09/2024
DNTH: Cơn bão số 3 - siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam với gió mạnh kèm mưa lớn đã khiến nhiều tòa nhà cao tầng tại các đô thị trung tâm như Hà Nội hay Quảng Ninh, Hải Phòng gặp sự cố.

Dù được xếp vào nhóm công trình kiên cố nhưng hàng loạt tình huống bung vách kính, bay từng mảng kính lớn, nước tràn vào nhà hay sập trần thạch cao… tại các tòa nhà cao tầng đã được ghi nhận trong đợt bão vừa qua.
Các chuyên gia cho rằng, không thể lấy một cơn bão làm tiêu chí để đánh giá tất cả chất lượng nhà cao tầng, chung cư, tuy nhiên, siêu bão Yagi lần này chính là một phép thử về sức chống chọi của các công trình xây dựng, nhất là với chất lượng của nhóm nhà cao tầng, chung cư; đồng thời khuyến cáo về các tiêu chí, chất lượng xây dựng phù hợp với thực tiễn biến đổi khí hậu hiện nay.
Liên quan đến quy chuẩn xây dựng, ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, tất cả các công trình xây dựng bao gồm cả chung cư đều phải tuân thủ theo QC 02/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên trong xây dựng.
Như vậy, các công trình phải tuân thủ thiết kế bao gồm cả chống bão và động đất tính theo tùy vùng miền khác nhau. Một trong những yếu tố an toàn là thiết kế an toàn chịu lực. Công trình thiết kế tải trọng theo phương đứng, trọng lượng gồm bản thân của công trình, người, thiết bị trên công trình; tải trọng theo phương ngang là lực tác động của gió gồm gió tĩnh và xung động như bão.
Ngoài tải trọng gió còn có động đất do rung lắc. Cứ 5 năm quy chuẩn lại được xem xét để đo lại mức gió để cập nhật lại - Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh khẳng định.
Bàn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cửa kính bị thổi bay tại các tòa nhà cao tầng trong siêu bão Yagi, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 - Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - ông Lê Văn Thịnh cũng cho rằng, sự cố này đều do công trình thi công không đúng quy chuẩn, chứ không phải do quy chuẩn đã lỗi thời.
Theo phân tích của chuyên gia này, cửa và vách kính là những kết cấu bao che có vai trò rất quan trọng trong công trình. Đơn vị thiết kế kết cấu cần phải tính toán chi tiết với các áp lực gió, bao gồm độ dày, số lớp kính và cấu tạo kính phù hợp. Đồng thời, cần đảm bảo liên kết chắc chắn giữa khung vách hoặc khung cửa với kết cấu chịu lực xung quanh.
Đó là về lý thuyết, tuy nhiên, tình trạng hiện tại là nhiều đơn vị thiết kế bỏ qua bước này, để nhà thầu tự lựa chọn, dẫn đến chất lượng không đảm bảo. Bởi vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân, ông Thịnh phân tích thêm.
Bất kể một toà nhà hay một công trình nào đều có kết cấu chịu lực, kết cấu bao che. Đơn vị thiết kế kết cấu phải tính toán với các áp lực gió thì có kính phải có đồ dày tương ứng để đảm bảo; thậm chí yêu cầu về cấu tạo kính (mấy lớp). Đặc biệt, khung vách hay khung cửa đều phải được liên kết với kết cấu chịu lực, kết cấu bao che xung quanh... để đảm bảo an toàn.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh nhận xét, trong cơn bão Yagi xảy ra tình huống là các vật liệu trang trí hay bảo vệ bị phá vỡ là do liên kết không đúng quy chuẩn khiến tâm lý những người sử dụng rất căng thẳng. Hiện tượng kính rơi, nước mưa thấm rồi tràn qua cửa, hệ thống thông gió, sập trần thạch cao... giữa lúc bão to làm nhiều người hoang mang, không biết chống đỡ ra sao; thậm chí hoàn toàn bất lực.
Bởi vậy, cần nhận thức đầy đủ việc đáp ứng đầy đủ quy chuẩn, quy phạm trong thi công xây dựng công trình, ngay cả những điều kiện khắt khe. Các yếu tố này cần phải được triển khai không chỉ ở khâu giám sát mà cần chú trọng ngay từ lúc thẩm định hồ sơ thiết kế; xem xét yêu cầu về điều kiện vật liệu liên kết, chất liệu và sức chịu tải cũng như cả giải pháp thiết kế. Tất cả đều không thể xem nhẹ.
“Sau trận bão này, người sử dụng sẽ có những nhận thức rất khác, cảnh giác cao hơn bởi đây không phải là trên bão cuối cùng, duy nhất trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Các rủi ro về thiên nhiên phải đối mặt cũng ngày càng phức tạp hơn” - kiến trúc sư Trần Huy Ánh chia sẻ.
Đứng dưới góc độ nhà thầu, một số đơn vị thi công cũng cho rằng, siêu bão số 3 - Yagi vừa qua là lời cảnh báo về chất lượng thi công hiện nay và để giảm thiệt hại trong mưa bão thì các bên phải thực hiện đúng trách nhiệm, từ thiết kế, chọn vật liệu đến thi công, giám sát và nghiệm thu.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tượng sự cố tại một số tòa nhà cao tầng tại Quảng Ninh, Hà Nội vừa qua là do cường độ cơn bão. Bởi Yagi được cơ quan chức năng xác định có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm qua tại Việt Nam. Đây cũng là cơn bão hiếm hoi đổ bộ trực diện Hà Nội nên không tránh khỏi tác động đến các công trình xây dựng, nhất là những tòa chung cư, khu nhà đã hoạt động cả chục năm và có sức chịu gió bão kém.
Mặc dù vậy, cũng có những tòa chung cư mới hoạt động mấy năm gần đây nhưng cũng bị đổ cả mảng kính, sập trần thạch cao, hỏng lan can cho thấycvó vấn đề về chất lượng thi công, trang thiết bị hoặc vật liệu. Ngoài ra, nguyên nhân cung có thể do việc thi công không đảm bảo quy trình, thiếu trách nhiệm ở một số dự án thì trách nhiệm là của nhà thầu. Còn nếu chất lượng đầu vào của trang thiết bị, vật liệu không đảm bảo thì “lỗi” thuộc về phía chủ đầu tư khi bàn giao cho cư dân - ông Hiệp nhận xét.
Theo đại diện Công ty CP Xây dựng Coteccons - một trong những nhà thầu thi công tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay đánh giá: Khi thiết kế, thi công, nhiều công trình đều được tính toán rất cẩn thận về kết cấu và ứng dụng tiên tiến được áp dụng trong ngành xây dựng (AEC) và được sử dụng trong xuyên suốt quá trình thi công các dự án, từ bước thiết kế, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến lúc dự án hoàn thành. vật liệu để đảm bảo tính an toàn trong các trường hợp rủi ro như thiên tai, bão lũ.
Đơn cử như việc Coteccons chọn sử dụng hệ diagrid - kết cấu đặc biệt lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam (kết cấu chịu lực bằng thép hình bên trong và thép rebar bên ngoài để tạo lên hệ cột diagrid) có đáp ứng khả năng chịu lực, chịu tải trọng gió tốt, đảm bảo an toàn khi có sự cố mà vẫn đảm bảo về hình tượng kiến trúc.
Toàn bộ hệ cột diagrid được lên phương án thi công bằng công nghệ BIM (ứng dụng tiên tiến được áp dụng trong ngành xây dựng và được sử dụng trong xuyên suốt quá trình thi công các dự án, từ bước thiết kế, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến lúc dự án hoàn thành).
Điều này giúp tính toán được các bước thi công đảm bảo tính chính xác, cũng như chất lượng công trình giúp tòa nhà có thể vững chãi vượt qua “phép thử” trong siêu bão một cách an toàn - doanh nghiệp này hiến kế.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, xu hướng thiết kế được nhiều chủ đầu tư và cả khách hàng yêu thích hiện nay là sử dụng nhiều vách kích tại các nhà cao tầng. Những căn hộ nằm ở tầng cao, vị trí góc thường là lựa chọn được ưu tiên dù mức giá bán cao hơn hẳn.
Tuy nhiên, căn hộ góc ở một số dự án cũng có nhược điểm nằm ở vị trí hút gió và việc sử dụng quá nhiều vách kính sẽ kém an toàn trong tình huống thiên tai như gió bão, động đất. Sau những tình huống siêu bão Yagi để lại, yếu tố để khách hàng lựa chọn thiết kế, vị trí căn hộ tại các tòa nhà cao tầng cũng có thể sẽ thay đổi.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/phep-thu-yagi-cho-cong-trinh-xay-dung-20240916172623776.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Phép thử /
- yagi /
- bão số 3 /
- Công trình xây dựng /
- chung cư /
- nhà cao tầng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
DNTH: Tháng 4/2025, công chức, viên chức, người lao động có liên tiếp 2 kỳ nghỉ lễ, gồm Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 3 ngày, Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 5 ngày.

Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
DNTH: Nếu đến các thành phố ở Ý, sau khoảng 1 giờ trưa, bạn sẽ thấy một cảnh tượng khác thường: hàng quán đóng cửa và phố xá vắng người qua lại. Lý do thật đơn giản: Người dân nơi đây đang nghỉ trưa, và đó là bí quyết cho...

Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
DNTH: Dự báo mùa hè năm 2025, nhiều khả năng nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024.

Hà Nội đầu tư gần 100 tỷ đồng làm sạch Hồ Tây
DNTH: UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải xung quanh khu vực hồ Tây trên dịa bàn quận Tây Hồ, với mức đầu tư dự kiến trên 99 tỷ đồng từ ngân...

Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
DNTH: 38 xã thuộc 12 huyện vừa được UBND TP Hà Nội ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; qua đó đưa tổng số xã về đích đạt 229/382 xã (bằng 59,9%).
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...