‘Phép tính’ của Lê Bảo Minh ở Địa ốc Đồng Nai

11:11 | 04/07/2021

DNTH: Địa ốc Đồng Nai không phải thương vụ đầu tiên mà Lê Bảo Minh đầu tư ngược lại công ty của Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên khi doanh nghiệp này đã trở thành công ty đại chúng và muốn lên sàn chứng khoán, thì vấn đề lợi ích sẽ cần được cân nhắc một cách công bằng và thấu đáo.

NDT - LBM

Ảnh: Internet.

Ngày 30/6/2021, CTCP Lê Bảo Minh đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 với sự tham gia của 14 cổ đông sở hữu hơn 43,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 86,223%. Ngoài ra, có 225 cổ đông nắm 9,3% vốn Lê Bảo Minh đã ủy quyền cho bà Lê Thị Ngọc Hải – Chủ tịch HĐQT công ty.

Đáng chú ý, tất cả các nội dung đều được thông qua với tỷ lệ tuyệt đối là 100%. Đây không phải diễn biến bất ngờ, bởi sự phát triển của Lê Bảo Minh ghi đậm dấu ấn của Chủ tịch HĐQT Lê Thị Ngọc Hải.

Trước khi trở thành công ty đại chúng, nữ doanh nhân xứ Nghệ từng nắm đến 90% vốn công ty, trước khi giảm về 41% vào tháng 5/2020.

Nói thêm về Lê Bảo Minh, doanh nghiệp này thành lập vào năm 2003, được biết đến là đối tác phân phối độc quyền của Canon ở Việt Nam về các sản phẩm máy ảnh, máy quay, máy chiếu, máy photocopy, máy in,… Ngoài lĩnh vực này, Lê Bảo Minh trong 2 năm trở lại đây có xu hướng đầu tư sang lĩnh vực địa ốc.

Một trong các thương vụ đáng chú ý được Lê Bảo Minh lên kế hoạch là chi 135 tỷ đồng mua 18% vốn CTCP Địa ốc Đồng Nai, tương đương mức giá 25.000 đồng/cp. Nguồn tiền thực hiện sẽ đến từ việc chào bán 7,5 triệu cổ phần Lê Bảo Minh ra công chúng thông qua đấu giá tại HOSE. Tiến độ triển khai dự kiến trong quý II – quý III/2021.

Giải thích về việc mua cổ phần Địa ốc Đồng Nai, Lê Bảo Minh cho biết đây là khoản đầu tư vào công ty có dự án. “Căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, nên thời gian đầu tư vào dự án là 3 năm và lợi nhuận tạm tính khoảng 28% - 35%”, đại diện Lê Bảo Minh chia sẻ.  

Mặt khác, việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng là cách nhanh nhất để Lê Bảo Minh được chấp thuận niêm yết ngay trên HOSE, thay vì phải đăng ký giao dịch tối thiểu trên sàn UPCOM trong 2 năm. 

Nội dung này được thông qua với tỷ lệ tuyệt đối tại ĐHĐCĐ bất thường 2021 (tổ chức vào tháng 2/2021), và một lần nữa được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, các cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 đã chấp thuận tạm dừng việc phát hành 15% vốn điều lệ công ty và HĐQT sẽ xem xét lại phương án phát hành mới. 

Theo tìm hiểu, Địa ốc Đồng Nai được thành lập vào năm 2003. Đến hết năm 2019, vốn điều lệ công ty đạt 100 tỷ đồng với cổ đông lớn nhất nắm 98% vốn là bà Lê Thị Ngọc Hải – Chủ tịch HĐQT Lê Bảo Minh. Đến giữa năm 2020, công ty tăng vốn lên 300 tỷ đồng.

Được biết, Địa ốc Đồng Nai từ năm 2003 đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho thuê 13,1ha đất tại khu phố 8, phường Long Bình để xây dựng nhà xưởng và kho bãi cho thuê. Khu đất này có nguồn gốc do Bộ Quốc phòng quản lý từ năm 1975. Đến năm 1985, UBND tỉnh Đồng Nai mượn đất Bộ Quốc phòng giao cho trạm trồng rừng (nay là Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa, thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đồng Nai) quản lý. Năm 1987 giao lại cho các hộ nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Ngoài bất động sản, Địa ốc Đồng Nai còn từng góp 40,8% vốn vào Công ty TNHH Ô tô Huyndai Vinamotor Nam Việt – một doanh nghiệp khác cũng đóng trụ sở tại tỉnh Đồng Nai, cùng Công ty TNHH thương mại Vĩnh Phú (40,3%).

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, tình hình tài chính giai đoạn 2016-2019 của Địa ốc Đồng Nai (công ty mẹ) không mấy tích cực. Theo đó, trong cả 4 năm này, công ty đều không ghi nhận doanh thu. Đáng chú ý, doanh nghiệp thậm chí lỗ thuần 7,7 tỷ đồng trong năm 2019 – mức lỗ cao nhất trong giai đoạn 2016-2019.

NDT - tinh hinh kinh doanh cua dia oc Dong Nai
Caption

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2019 đạt 120,6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 90,5 tỷ đồng.

Dù đang thua lỗ, nhưng nên hiểu thương vụ đầu tư của Lê Bảo Minh dựa trên tiềm năng của khối bất động sản trong tay Địa ốc Đồng Nai. 

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, theo Nghị quyết số 126 về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lô bất động sản của Địa ốc Đồng Nai nằm trong diện tích được HĐND tỉnh thống nhất điều chỉnh từ đất công nghiệp sang đất khu ở mới mật độ cao.  

Trước thương vụ mua cổ phần Địa ốc Đồng Nai, Lê Bảo Minh trong năm 2019 đã chi 662,4 tỷ đồng để mua 96% vốn CTCP Đầu tư Bất động sản LFM (thành lập vào năm 2013) – chủ đầu tư dự án bất động sản có quy mô 9.023,3 m2 tại lô số 5 trục đường 33 (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng).

Tương tự Địa ốc Đồng Nai, bên chuyển nhượng cổ phần LFM cho Lê Bảo Minh là ông Lê Trung Hậu - cá nhân có liên quan đến nhân sự chủ chốt của Lê Bảo Minh.

Tới cuối năm 2020, khoản đầu tư vào LFM xấp xỉ vốn chủ sở hữu, và chiếm khoảng 60% tổng tài sản của Lê Bảo Minh.

Về tình hình tài chính, giai đoạn 2016-2019 ghi nhận, LFM (công ty mẹ) chỉ báo lãi thuần duy nhất vào năm 2019 với con số là 3,7 tỷ đồng. 3 năm trước đó (từ 2016 đến 2018), công ty lần lượt lỗ thuần 1,79 tỷ đồng, 1,68 tỷ đồng và 168 triệu đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản LFM đạt 691 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 690 tỷ đồng.

Kế hoạch của Lê Bảo Minh trong năm 2021

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, cổ đông Lê Bảo Minh thông qua kế hoạch doanh thu 2.000 tỷ đồng, trong đó 55% dự kiến đến từ các sản phẩm của Canon (1.100 tỷ đồng) và 45% là từ các hoạt động kinh doanh khác (900 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế dự kiến 86 tỷ đồng. 

https://nhadautu.vn/phep-tinh-cua-le-bao-minh-o-dia-oc-dong-nai-d54297.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

DNTH: Nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Trong nhiều giải pháp, phát...

Dấu ấn mới trên hành trình phát triển bền vững của ROX Group

DNTH: Sau gần một năm thực hiện chiến lược thương hiệu mới, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã tạo được dựng hình ảnh mới về một Tập đoàn đầu tư đa ngành, đề cao tinh thần Nhân văn - Đổi mới - Quốc tế và quan tâm...

Grand Pioneers được vinh danh là "Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024"

DNTH: Grand Pioneers Cruise, hãng du thuyền được vinh dự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận giải “Hãng Du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024” tại World Cruise Awards.

VPBankS được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa

DNTH: Ngày 19/11/2024, VPBankS được vinh danh hai giải thưởng danh giá là Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp vừa tại sự kiện “Nơi...

SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

DNTH: Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup

DNTH: Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11.

XEM THÊM TIN