Phó Chủ tịch nước trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho xã Ninh Hiệp, Hà Nội

20:32 | 25/11/2020

DNTH: Ngày 25/11, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã trao danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp tặng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội); cắt băng khánh thành đưa vào sử dụng nhà làm việc của Đảng ủy - HĐND - UBND xã, chào mừng Đại hội XIII của Đảng.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp cho xã Ninh Hiệp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp Nguyễn Văn Tuấn đã ôn lại những truyền thống hào hùng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân địa phương trong các cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Ninh Hiệp sớm giác ngộ cách mạng, bám đất, bám làng, vừa sản xuất vừa chiến đấu và xây dựng cơ sở cách mạng, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, góp gạo nuôi quân, che giấu cán bộ, canh gác cho cán bộ hội họp, nối kết đường dây liên lạc bí mật từ thôn Du Lâm về Ninh Hiệp, rồi tỏa đến Trung Mầu, chùa Phật Tích... Chùa Nành (Ninh Hiệp) là địa chỉ đỏ, an toàn khu, nơi đi về, làm việc của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ trong kháng chiến chống thực dân Pháp thời kỳ 1940-1942. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo đã được nhân dân địa phương nuôi, giấu để chỉ đạo phong trào cách mạng trước năm 1945. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Ninh Hiệp là một trong những địa phương có nhiều hoạt động, làm cho bộ máy chính quyền địch ở địa phương gần như bị tê liệt.

Trước khí thế cách mạng tháng 8/1945, bọn lý trưởng các xã Ninh Hiệp, Hiệp Phù, Ninh Giang phải đem sổ sách, triện đồng đến nộp cho cán bộ Việt Minh. Ngày 21/8/1945, Ủy ban nhân dân lâm thời xã Ninh Hiệp được thành lập. Tổng kết các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, xã Ninh Hiệp có 739 cá nhân được trao tặng Huân chương Lao động, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Nhì, Ba; có 6 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 149 liệt sĩ, cùng nhiều người có công với nước.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu gắn biển công trình trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Ninh Hiệp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ninh Hiệp trong những năm qua đã không ngừng phấn đấu vươn lên, giành nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Đặc biệt, thế mạnh có nghề truyền thống, kinh doanh, chế biến thuốc Nam, thuốc Bắc; nghề kinh doanh vải và hàng may mặc đã giúp cho Ninh Hiệp có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất huyện Gia Lâm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 13-14%; bình quân thu nhập đầu người đạt 60 triệu đồng/năm. Xã Ninh Hiệp đã được TP. Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, hạ tầng xã hội của địa phương được đầu tư khang trang, theo kiểu “phố trong làng”, giúp đời sống của nhân dân ngày càng tiện lợi, ấm no, hạnh phúc.

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

XEM THÊM TIN