Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Khoa học, công nghệ đóng góp quan trọng cho sức cạnh tranh của nền kinh tế

18:29 | 25/11/2019

DNTH: Sự kiện khoa học – công nghệ quan trọng nhất ở Tây Nguyên mang tên “Trình diễn, kết nối cung - cầu công nghệ Gia Lai” (TechDemo) đã khai mạc tối nay 24/11, tại thành phố Pleiku (Gia Lai). Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học đã tham dự.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và GS. Phan Ngọc Minh -Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng các đại biểu tham quan mô hình vệ tinh của Việt Nam sẽ phóng vào vũ trụ đầu năm 2020

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và GS. Phan Ngọc Minh -Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng các đại biểu tham quan mô hình vệ tinh của Việt Nam sẽ phóng vào vũ trụ đầu năm 2020

TechDemo 2019 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và UBND tỉnh Gia Lai tổ chức có chủ đề “Kết nối công nghệ, bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh đây là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp và các tổ chức ở địa phương khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, giúp nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, tạo điều kiện cho các nhà khoa học ứng dụng kết quả của mình vào sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Trước khi tổ chức sự kiện này, Bộ KH&CN đã cùng các địa phương khảo sát nhu cầu công nghệ. Các hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn đổi mới công nghệ trực tiếp cho doanh nghiệp cũng được các chuyên gia tư vấn hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ sản xuất thực hiện.

Phó Thủ tướng Thưòng trực Trương Hòa Bình tham quan các sản phẩm KH&CN của các nhà khoa học tại TechDemo 2019 tại Gia Lai

Phó Thủ tướng Thưòng trực Trương Hòa Bình tham quansản phẩm của các nhà khoa học tại TechDemo 2019 Gia Lai

Không chỉ thế,  theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, hoạt động kết nối tài chính và công nghệ nhằm tư vấn hỗ trợ tham gia chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, đầu tư tài chính; trưng bày, giới thiệu các công nghệ đã sẵn sàng chuyển giao phù hợp với Khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên cũng được triển khai.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc TechDemo 2019

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc TechDemo 2019

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định “TechDemo 2019 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tế”.

Theo Phó Thủ tướng, những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó mô hình tăng trưởng đã có sự chuyển dịch cơ cấu, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 3 năm 2016-2018. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 4,3% một năm, giai đoạn 2016 -2018 đã tăng lên 5,8% một năm. Đặc biệt năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm, đạt trên 7%, nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với mức 17-18% của các năm trước đó.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Khoa học, công nghệ đóng góp quan trọng cho sức cạnh tranh của nền kinh tế - ảnh 3

TS. Hà Phương Thư giới thiệu về phân bón nano tích hợp vừa nghiên cứu thành công

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Khoa học, công nghệ đóng góp quan trọng cho sức cạnh tranh của nền kinh tế - ảnh 4

Các sản phẩm của các nhà khoa học Việt Nam thu hút sự chú ý của khách tham quan

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Những số liệu này cho thấy nền kinh tế đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Có thể khẳng định, KH&CN có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cũng bày tỏ việc tổ chức TechDemo 2019 tại Gia Lai có ý nghĩa quan trọng cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp của địa phương chia sẻ nhu cầu công nghệ, tìm lời giải cho bài toán công nghệ vào phát triển kinh tế địa phương.

TechDemo 2019 tại Gia Lai có gần 500 gian trưng bày, trình diễn công nghệ trong 7 lĩnh vực: Chế biến, bảo quản nông - lâm  sản; Cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; Công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, IoT; Công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Công nghệ bảo vệ môi trường), 120 gian trưng bày sản phẩm đặc thù của tỉnh và 180 gian trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp; khu tư vấn công nghệ cải tiến kỹ thuật, kết nối tọa đàm chuyên sâu vv…

MÔ HÌNH VỆ TINH CỦA VIỆT NAM SẮP PHÓNG VÀO VŨ TRỤ XUẤT HIỆN TẠI TECHDEMO 2019

 Là “con chim đầu đàn” về KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tiếp tục giữ vai trò "anh cả" tại TechDemo 2019 với hàng loạt công nghệ mới, có tính ứng dụng cao.

PGS.TS. Phan Tiến Dũng – Phó Ban ứng dụng và triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam mang tới TechDemo 2019 hơn 50 công nghệ mới và hàng trăm sản phẩm có giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

PGS.TS. Phan Tiến Dũng – Phó Ban ứng dụng và triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) giới thiệu về mô hình vệ tinh do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo sắp phóng vào vũ trụ

PGS.TS. Phan Tiến Dũng giới thiệu về mô hình vệ tinh do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo sắp phóng vào vũ trụ

Sản phẩm mới nhất là phân bón nano tích hợp của TS. Hà Phương Thư, góp phần bảo vệ môi trường với việc giảm việc sử dụng phân hóa học xuống 100 lần, tiết kiệm chi phí và cho năng suất cây trồng cao hơn, an toàn thực phẩm. Viện Hàn lâm còn mang đến sự kiện khoa học này hàng loạt chế phẩm sinh học để phòng trừ nấm bệnh, giảm sử dụng kháng sinh, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, vừa sử dụng tối đa phụ phẩm, vừa tăng năng suất cây trồng; phân bón vi lượng đa chức năng; tinh dầu khói để thay thế thuốc trừ sâu…

Đặc biệt, ở TechDemo lần trước, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã làm người xem phấn khích với công trình máy bay không người lái, thì lần này là công trình vệ tinh vừa nghiên cứu thành công và chuẩn bị phóng vào vũ trụ vào đầu 2020 với quỹ đạo dự kiến 520km.

Đây là bước tiến vượt bậc của các nhà khoa học vũ trụ Việt Nam, góp phần quan trọng vào bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ, dự báo thiên tai, phục vụ sản xuất vv...

Theo Viettiems

https://viettimes.vn/pho-thu-tuong-truong-hoa-binh-khoa-hoc-cong-nghe-dong-gop-quan-trong-cho-suc-canh-tranh-cua-nen-kinh-te-373724.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN