Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ không gây "sốc" cho phụ huynh, học sinh

17:15 | 15/08/2023

DNTH: "Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ không quá mới lạ, không gây 'sốc' với học sinh lẫn phụ huynh" là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn tại buổi gặp gỡ, đối thoại với các nhà giáo, cán bộ toàn ngành sáng 15/8.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ cán bộ giáo dục: Mong muốn lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ - Ảnh: VGP/NN.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là cuộc hội ngộ của hơn 1 triệu thành viên trong "ngôi nhà" giáo dục, đồng thời cũng là cơ hội trao đổi để Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các cục, vụ với toàn thể nhà giáo gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung chứ không phải đối thoại của người sử dụng lao động và người lao động. 

Sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2025 vào quý IV/2023

Trước những băn khoăn và lo lắng của quý thầy cô về kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 đã được đăng tải rộng rãi để lấy ý kiến và sẽ có điều chỉnh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bên cạnh đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 chủ trương sẽ thay đổi nội dung câu hỏi, nội dung thi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuy nhiên sẽ không quá mới lạ, không gây ra bất ngờ, "sốc" với học sinh lẫn phụ huynh.

Phương án thi hướng đến sự phù hợp với lứa học sinh chưa trải nghiệm toàn bộ chương trình Giáo dục phổ thông mới, mà chỉ bắt đầu ở bậc THPT.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 vào quý IV năm nay.

Tăng thêm phụ cấp ưu đãi 10% cho giáo viên mầm non, 5% cho giáo viên tiểu học

Sau 2 tháng tập hợp lấy ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhận được hơn 6.000 ý kiến của khối mầm non và phổ thông gửi về. Trong đó có gần 2.000 ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp. Trong đó có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đã thống nhất với Bộ Nội vụ dự kiến tăng ưu đãi phụ cấp cho giáo viên mầm non lên 10% và tăng 5% cho giáo viên tiểu học, mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học. 

Hỗ trợ đến 3,7 triệu đồng giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp  khó khăn do COVID-19
Dự kiến tăng ưu đãi phụ cấp cho giáo viên mầm non lên 10% và tăng 5% cho giáo viên tiểu học.

Mức tăng này đang chờ ý kiến của Bộ Tài chính. Bộ trưởng hy vọng việc tăng phụ cấp sẽ giúp bù đắp cho các giáo viên.

Bộ trưởng khẳng định, rất thấu hiểu với giáo viên mầm non khi phải lao động nặng nhọc nhưng chế độ chính sách và thu nhập chưa tương xứng.

Về phụ cấp nhân viên trường học, theo Bộ trưởng, đây là nhóm chịu nhiều thiệt thòi, lương thấp, dù đã được hưởng phụ cấp ưu đãi tương ứng với công việc chuyên môn, tuy nhiên tất cả những chính sách đó cộng lại thì mức lương giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập, đặc biệt thấp so với công sức mà các cô giáo bỏ ra. Do đó sẽ phải tính đến việc điều chỉnh chính sách trong tương lai. Nếu thời gian tới sắp xếp lương theo chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019, có thể là dịp điều chỉnh cho các đối tượng này.

Bên cạnh đó, liên quan tới tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có ý kiến chính thức đề nghị đưa đối tượng giáo viên mầm non vào đối tượng nặng nhọc để giữ nguyên tuổi hưu của nữ là 55.

Bộ trưởng khẳng định sẽ kiên trì kiến nghị việc này, đồng thời kiến nghị giữ nguyên các chính sách để đảm bảo thu nhập, tránh sự thiệt thòi cho giáo viên mầm non cao tuổi.

Kết luận phiên trao đổi buổi sáng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, thiếu sót của Bộ GD&ĐT là chưa truyền thông tốt về những đổi mới của ngành.

Lỗi của chúng ta chưa làm cho xã hội hiểu được chúng ta.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Với 6.500 ý kiến, chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng nhưng đủ thấy mức độ quan tâm của đội ngũ nhà giáo và dư luận xã hội. Bộ trưởng cho biết, không có quốc gia nào cải cách giáo dục trong điều kiện dịch bệnh như vậy. Do đó, chúng ta phải dốc sức, dốc lòng, không được phép dừng lại.

Chắc chắn sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát hệ thống chính sách. Hiện có hơn 200 chính sách liên quan đến các bộ, ngành nên sẽ rất khó triển khai và không tự quyết được mà phải bàn bạc với bộ khác. Mặc dù vậy, "Bộ vẫn sẽ phải làm nhiều việc để hệ thống giáo dục công - tư đều phát triển, sao cho người dân được tiếp cận bình đẳng", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN