Quan ngại nhiều mặt hàng bị EU áp thuế phòng vệ thương mại

14:30 | 22/08/2020

DNTH: EU hiện là một trong ba thị trường áp dụng phòng vệ thương mại nhiều nhất. Do đó, khi mức độ thặng dư thương mại của EU với Việt Nam tăng lên, khả năng EU áp dụng phòng vệ thương mại với Việt Nam là rất lớn.

Hôm nay 21/8, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tập huấn Công tác phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA.


Tại Hội nghị, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, EU là thị trường mang lại thặng dư thương mại rất lớn cho Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Cụ thể, trước khi EVFTA có hiệu lực, thặng dư thương mại của EU với Việt Nam ở mức 26 tỷ USD và con số này sẽ còn gia tăng khi EVFTA có hiệu lực.

Thực tế, EU hiện là một trong ba thị trường áp dụng phòng vệ thương mại nhiều nhất. Do đó, khi mức độ thặng dư thương mại của EU với Việt Nam tăng lên, khả năng EU áp dụng phòng vệ thương mại với Việt Nam là rất lớn. Vậy đâu là những mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại?

Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại nhận định: Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang EU, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là điện thoại, linh kiện điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử, thiết bị máy vi tính với kim ngạch là 17 tỷ USD. Tuy nhiên, chủ thể của 17 tỷ USD đều là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu và trong đó Việt Nam chỉ đóng góp một phần nhỏ, trong khi EU góp một phần tương đối lớn. Do đó, bà Giang đánh giá nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại đối với nhóm mặt hàng này tương đối thấp.


ds

Quan ngại nhiều mặt hàng bị EU áp thuế phòng vệ thương mại


Giày dép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vào EU tương đối lớn. Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc đặt nhà máy ở Việt Nam, thuê nhân công tại Việt Nam để gia công cho các thương hiệu của EU, Hoa Kỳ. Dù không ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam, nhưng theo Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, nếu các doanh nghiệp FDI này di dời nhà máy sang nước khác thì hàng trăm nghìn công nhân Việt Nam sẽ bị mất việc. Do đó, vẫn cần lưu tâm tới việc ngăn chặn nguy cơ EU áp dụng phòng vệ thương mại đối với giày dép của Việt Nam.

Các mặt hàng liên quan tới dệt may cũng nằm trong nhóm có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại. Cụ thể, sợi là mặt hàng tương đối nhạy cảm tại EU và đã bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp tương đối nhiều. Khi EVFTA được thực thi, với lợi thế về thuế, các doanh nghiệp sẽ đầu tư sản xuất sợi tại Việt Nam để xuất khẩu sang EU. 

Tiếp đến là nhóm hàng liên quan đến nông, thủy sản. Hiện nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU khoảng hơn 2 tỷ USD và thủy sản là 1,25 tỷ USD. Nông thủy sản có mức nhạy cảm số 1 với EU vì EU là nền kinh tế đứng đầu thế giới về trợ cấp nông nghiệp.


ds

Hàng dệt may cũng nằm trong nhóm có nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại


Lãnh đạo Phòng vệ thương mại cũng chỉ ra ba mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại, dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chưa lớn. Đầu tiên là thép - mặt hàng được EU bảo hộ chỉ thua nhóm hàng nông nghiệp. 

Sau thép tới mặt hàng gỗ, năm 2019 Việt Nam xuất khẩu trên 6 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó EU là thị trường lớn thứ ba. Trong khi đó, gỗ cũng là mặt hàng EU thường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, do trong 25 nước thành viên EU, có những quốc gia chuyên sản xuất đồ cao cấp, nhưng cũng có quốc gia sản xuất các sản phẩm thông thường. “Chỉ cần 1-2 nước bị ảnh hưởng, EU vẫn sẽ sẵn sàng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất” – bà Giang cho biết.


Một mặt hàng nữa cũng có nguy cơ cao là xe đạp. Thời gian qua Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được khá nhiều thông tin từ đại diện của phái đoàn của EU tại Việt Nam đề nghị làm rõ tình trạng xuất khẩu đồ gỗ, xe đạp sang EU. Trong đó đề nghị kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và đưa ra cảnh báo về việc xuất khẩu đang tăng nhanh.

Hà Anh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

Chiến lược đồng hành cùng người tiêu dùng của Masan Group

DNTH: Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong 3 quý năm 2024 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chuyển đổi số xanh tại KCN Hải Phòng, hướng tới phát triển bền vững

DNTH: Việc ứng dụng công nghệ để xanh hóa các khu công nghiệp là một mục tiêu quan trọng mà Hải Phòng đang hướng tới để chuyển đổi số xanh toàn diện, hướng tới phát triển bền vững.

Biệt thự tứ lập Ánh Dương hút giới đầu tư sành sỏi trong giai đoạn cao điểm cuối năm

DNTH: Thị trường bất động sản đã bước vào chu kỳ mới, kéo theo khẩu vị của giới đầu tư cũng khắt khe hơn trước, ưu tiên dòng sản phẩm giàu tiềm năng tự thân, như biệt thự tứ lập tại phân khu Ánh Dương - Vinhomes Ocean Park 3.

XEM THÊM TIN