Quảng Bình: Sai sót từ sự chủ quan

00:35 | 19/09/2020

DNTH: Những sai sót thể hiện từ các văn bản đã được ký và ban hành của chính những vị mới được bổ nhiệm hay là đã làm lãnh đạo cả 1 nhiệm kỳ (5 năm) của địa phương, được chính từ sự tham mưu của cán bộ và cũng như sự tin tưởng chính những văn bản được trình lên mà không cần xác minh.

Đoàn xe chở cây Tro (Cọ) đang được chốt liên ngành Khe Sến dừng để kiểm tra.

Vào lúc 22h30’ ngày 15/9/2020, trong quá trình đi công tác từ miền núi về thành phố. Khi đang lưu thông trên đường mòn Hồ Chí Minh từ hướng Bắc vào Nam, khi đến đoạn đường qua địa xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), phóng viên phát hiện một đoàn xe ben (5 xe) nối đuôi nhau, lưu thông cùng hướng với xe của PV, trên xe chở một số lượng lớn cây Tro (cây Cọ).

Xe đi theo đoàn, hoạt động đêm khuya và chở theo một lượng lớn lâm sản từ vùng miền núi Minh Hóa hướng về huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Thấy nghi vấn, PV đã vượt lên phía trước khi đoàn xe đang chuẩn bị leo đèo Đá Đẽo. Xuống chân đèo là tới địa phận xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), tại đây có chốt Liên ngành Khe Sến (LNKS), thuộc sự quản lý của Hạt kiểm lâm Bố Trạch. Phóng viên đã báo cáo lại với LNKS, chốt LNKS đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc đoàn chở lâm sản đi qua địa bàn mà chốt phụ trách.

Trong quá trình kiểm tra đoàn xe chở cây Cọ, đã phát hiện ra những sai phạm được thể hiện từ các văn bản đã được phó chủ tịch UBND xã Yên Hóa và UBND thị trấn Quy Đạt (thuộc huyện Minh Hóa) ký và ban hành cho phép đoàn xe chở số cây trên lưu thông trên đường về địa bàn thôn Cù Lạc 1, thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch).

Biên bản làm việc được ông Hoàng Thế Lợi - Trưởng trạm Liên Ngành Khe Sến Lập.

Thời gian đêm khuya và cũng để tạo thuận lợi cho cơ sở mua cây, ông Hoàng Thế Lợi - Trưởng trạm LNKS đã yêu cầu chủ của số cây trên viết cam kết và đưa số cây trên xe di chuyển về địa chỉ của người mua để tập kết tránh cây bị chết, làm thiệt hại tài sản của người mua.

Ngoài ra, ông Lợi cũng tiến hành lập biên bản làm việc để làm căn cứ, sau này nếu có sai phạm từ nguồn gốc cây sẽ yêu cầu chủ của số cây trên đến để làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đơn xin xác nhận nguồn gốc cây được phó chủ tịch UBND xã Yên Hóa ký không ghi ngày tháng.

Cụ thể: Với xã Yên Hóa, ông Đinh Thanh Tình, Phó Chủ tịch xã đã ký, đóng dấu “Đơn xin xác nhận nguồn gốc cây cổ thụ, cây bóng mát có nguồn gốc từ vườn nhà” cùng với “bảng kê lâm sản” cho ông Đinh Minh Đàn bán, cung cấp đi nơi khác với số lượng là 100 cây.

Điều đáng nói qua tìm hiểu, số lượng cây Cọ tại hộ gia đình ông Đàn thực tế không hề có và trồng đủ số lượng 100 cây để đem đi bán. Tuy nhiên, chỉ với xác nhận của trưởng thôn rằng số lượng cây có tại nhà ông Đàn là có thật nên xã này đã ký đơn và bảng kê lâm sản cho ông Đàn được đào, vận chuyển, bán đi nơi khác.

Một trong các bảng kê lâm sản được phó chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt ký và ban hành mà không có chữ ký của người lập bảng kê.

Còn về những chiếc xe lấy cây từ thôn 4 Thanh Long, TT Quy Đạt để vận chuyển về cùng địa chỉ với những chuyến xe trước thì chỉ xuất trình được mỗi bảng kê lâm sản có xác nhận của phó chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt.

Điều đáng nói hơn, trong bảng kê lâm sản xác nhận cho ông Đinh Minh Anh vận chuyển 50 cây cọ đến thị trấn Phong Nha chỉ có chữ ký của ông Trần Đình Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt ký, phía chủ cây lâm sản lập bảng kê là ông Anh không hề có chữ ký trong văn bản. Khi được hỏi về “Đơn xin xác nhận nguồn gốc cây cổ thụ, cây bóng mát có nguồn gốc từ vườn nhà” thì cũng không có. Chính từ đây đã làm tăng thêm sự nghi ngờ về nguồn gốc của các lâm sản được chở trên xe.

Phóng viên và kiểm lâm địa bàn đang làm việc với ông Đinh Xuân Ninh - Bí thư thôn Kiều Tiến, xã Yên Hóa là người xác nhận và ký vào đơn xin xác nhận nguồn gốc cây.

Có thể thấy, việc ký tá các văn bản xuất bán cây từ vườn các hộ gia đình đi nơi khác được UBND xã Yên Hóa và thị trấn Quy Đạt thực hiện khá ‘vô tư’, không tiến hành xác minh số lượng cây có tại các hộ gia đình trên thực tế. Điều này giả thiết, với số lượng cây tại vườn nhà không đủ để bán, liệu có ai đảm bảo ông Anh và ông Đàn không khai thác những cây này trên đất lâm nghiệp để bán, vì cơ sở pháp lý về việc xuất bán cây trước đó đã được địa phương xác nhận, thậm chí là có đơn xác nhận không ghi ngày tháng.

Ông Đinh Thanh Tình (áo hồng) - phó chủ tịch UBND xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa đang làm việc với phóng viên.

Khi được trao đổi về vấn đề này, ông Trần Đình Nghĩa và ông Trần Thanh Tình - người ký tá vào các văn bản thừa nhận sự sơ suất, thiếu sót. “Việc này trước đó thực sự lãnh đạo xã nhờ công tác tham mưu của cán bộ địa chính xác minh nguồn gốc cây trình lên rồi mới ký. Cái này do công tác của cán bộ tham mưu lên chưa đầy đủ, việc tôi ký vào bảng kê lâm sản mà cá nhân, tổ chức chưa ký vô là tôi sai, báo cáo các như vậy.

Về phía xã ký trong các văn bản còn sai sót, may mắn được báo chí phản ánh. Cũng nhờ đó mà tôi rút ra một bài học đối với công tác tham mưu, để sau này trước khi ký phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn nữa.

“Đối với các văn bản đã ký nhưng chưa đảm bảo thủ tục, xã sẽ cho thu hồi lại để tiến hành đảm bảo các thủ tục rồi mới cho xuất còn không thì thôi” ông Trần Đình Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt cho biết.

Thiết nghĩ, dù giá trị mỗi cây cọ là không lớn, tuy nhiên, thông qua sự việc cho thấy, lãnh đạo các địa phương trong quá trình ký cho phép các cá nhân, tổ chức vận chuyển, xuất bán cây lâm sản trong vườn nhà cần thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc, hạn chế các “lỗ hỏng” trong quá trình buôn bán cây lâm sản có nguồn gốc từ vườn nhà gây ra những hệ lụy không đáng có đối với loại cây này trên đất lâm nghiệp.

Phạm Trung

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái thiết ngành hồ tiêu theo hướng bền vững

DNTH: Những năm gần đây, ngành hàng hồ tiêu đã có những bước phát triển trở lại sau khi dịch bệnh gần như xóa sổ cây hồ tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào những năm 2018-2019. Cùng với đó, giá hồ tiêu đang đang ở...

Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'

DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.

Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện

DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.

Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn

DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

XEM THÊM TIN