Quảng Ngãi: Quế "Trà Bồng" được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý

14:43 | 06/12/2020

DNTH: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 4525/QĐ-SHTT ngày 23/11/2020 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00094 cho sản phẩm quế “Trà Bồng”nổi tiếng. UBND huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Khu vực địa lý: Xã Hương Trà, xã Sơn Trà, xã Trà Bùi, xã Trà Giang, xã Trà Hiệp, xã Trà Lâm, xã Trà Phong, xã Trà Sơn, xã Trà Tân, xã Trà Tây, xã Trà Thanh, xã Trà Thủy và xã Trà Xinh thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Vùng quế ở Trà Bồng tồn tại rất lâu đời, là một trong bốn vùng quế danh tiếng của Việt Nam. Nếu như quế Trà My của Quảng Nam được dùng với mỹ từ “Cao Sơn Ngọc Quế” thì quế Trà Bồng của Quảng Ngãi được mệnh danh là “Tứ Đại Danh Dược”.

Quảng Ngãi: Quế
Quế "Trà Bồng" được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý

Quế ở Trà Bồng gắn với đời sống của đồng bào người Kor. Người Kor trồng quế, lấy đó làm nguồn thu nhập chính, giao thương với người Việt, người Hoa để trao đổi, mua bán các nhu yếu phẩm. Vào thế kỷ thứ VI các thương nhân Ả Rập, Bồ Đào Nha và Trung Hoa đã đến vùng quế này để thu mua.

Những năm thập niên 80 - 90 được xem là thời kỳ “Hoàng kim” của cây quế, người miền xuôi có câu “Đắt thì quế, Ế thì Rơm”. Người Kor ví cây quế như là “Kho Gạo” giữa rừng, mùa thu hoạch quế là mùa “Nhặt Gạo” trên núi, vì vậy, cây quế được xem là tiêu chuẩn để đánh giá sự sung túc của các hộ gia đình người Kor trong làng, bản.

Ngày nay, quế Trà Bồng đã xuất sang nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…

Quế Trà Bồng được chế biến thành nhiều loại như: vỏ quế thân, vỏ quế chi, bột quế vỏ, bột quế dầu, tinh dầu vỏ và tinh dầu lá.

Các sản phẩm vỏ quế thân, vỏ quế chi, bột quế vỏ và bột quế dầu đều có mùi thơm nồng đặc trưng, không ngái. Vị cay ngọt pha lẫn vị đắng nhẹ. Trong khi đó, sản phẩm tinh dầu vỏ và tinh dầu lá ở Trà Bồng có mùi thơm nồng đậm đặc, vị cay nóng pha lẫn vị ngọt. Tinh dầu vỏ màu vàng chanh đậm còn tinh dầu lá màu vàng chanh sáng.

Quảng Ngãi: Quế "Trà Bồng" được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý
Các sản phẩm vỏ quế thân, vỏ quế chi, bột quế vỏ và bột quế dầu đều có mùi thơm nồng đặc trưng, không ngái

Quế Trà Bồng trồng trên đất xám bạc màu trên Macma axit và đá cát, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, đất vàng đỏ trên đá Macma axit, đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất. Với tính chất đất như vậy nên quế trồng tại Trà Bồng sinh trưởng và phát triển chậm từ đó tạo nên đặc thù.Quế Trà Bồng được trồng ở vùng đồi thấp lượn sóng và vùng núi cao, bị phân cách mạnh, độ cao từ 200 mét đến 1.000 mét so với mực nước biển. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để cây quế Trà Bồng cho chất lượng tinh dầu tốt, đặc trưng nổi tiếng từ bao đời nay.

Cây quế gắn liền với đời sống của đồng bào Kor ở Trà Bồng từ hàng trăm năm và được đồng bào trồng trong vườn nhà, trên nương cao, trong rừng sâu. Ban đầu, mỗi gia đình chỉ có một vài cây, sau đó đã phát triển thành các vườn quế, đồi quế và rừng quế.

Điều đặc biệt về tâm lý của đồng bào là trồng quế để cho con cháu ăn chứ không cho mình. Vì vậy, việc chăm sóc bảo vệ, giữ gìn cây quế như là một thứ tài sản quý trong gia đình cũng như cách khai thác chế biến, bảo quản sản phẩm quế là một nét đặ thù riêng của người dân trong vùng. Chính tập quán canh tác của đồng bào Kor cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên đặc thù và danh tiếng của quế ở Trà Bồng.

Yên Thư

Theo THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN