Quảng Ngãi: Trăn trở thương hiệu muối Sa Huỳnh

14:51 | 12/07/2020

DNTH: Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ) là nơi cực Nam của tỉnh Quảng Ngãi, cũng là “thủ phủ” làm muối của khắp dải ven biển miền Trung. Từ lâu, muối Sa Huỳnh đã là một thương hiệu ra Bắc, vào Nam. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, những cánh đồng muối ở Sa Huỳnh trở nên đìu hiu do diêm dân không còn mặn mà nhiều với nghề này.

Tháng 4/2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học- Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Muối Sa Huỳnh” cho diêm dân phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ. Niềm vui ấy chưa được bao lâu thì nhiều năm nay, giá muối liên tục rớt, thị trường tiêu thụ lại khó khăn. Với tình trạng ngày càng nhiều diêm dân bỏ ruộng rời làng mưu sinh thì nguy cơ mất thương hiệu muối Sa Huỳnh cũng sẽ khó tránh khỏi.
 

ựa muối lớn của miền Trung -Tây Nguyên.

Sa Huỳnh là vựa muối lớn của miền Trung - Tây Nguyên.


Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) có nghề muối truyền thống và duy trì từ hàng trăm năm nay. Sở dĩ nơi đây được xem là đồng muối của miền Trung, bởi nước biển khu vực này rất mặn, xung quanh có ít ao hồ, sông suối nên muối đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, dù đang là chính vụ, nhưng trên những cánh đồng muối lại… vắng hoe.

Ông Phạm Ngọc Nhiêm - nguyên chủ nhiệm hợp tác xã Long Thạnh - cho biết, làng muối Sa Huỳnh gồm hai thôn làm muối là Long Thạnh trên 300 hộ và Tân Diêm khoảng 180 hộ, nhưng giá muối thất thường, không ổn định nên đã có gần 140 hộ bỏ nghề. những hộ còn lại thì sản xuất cầm chừng, thiếu lao động vì nhiều người đã bỏ vào miền Nam, làm ăn…

Con số người dân bỏ nghề vẫn chưa dừng lại khi diêm dân không thể sống được với nghề làm muối. Diêm dân bỏ hoang ruộng muối ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất thương hiệu muối Sa Huỳnh, một thương hiệu của làng nghề truyền thống thuần Việt nổi tiếng trên cả nước.
 

Thương hiệu muối Sa Huỳnh ngày càng bị mai một, do diêm dân bỏ nghề ngày càng nhiều

Thương hiệu muối Sa Huỳnh ngày càng bị mai một, do diêm dân bỏ nghề ngày càng nhiều


Trước thực trạng diêm dân Sa Huỳnh đang quay lưng lại với nghề làm muối, nghề muối Sa Huỳnh có nguy cơ biến mất, thương hiệu muối Sa Huỳnh sẽ bị xóa sổ, mới đây UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng muối Sa Huỳnh, giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất tại vùng muối Sa Huỳnh sẽ đạt trên 114ha, sản lượng đạt 11 nghìn tấn. Trong đó, diện tích sản xuất muối sạch theo hướng công nghiệp đạt 51,55ha, sản lượng đạt 6 nghìn tấn. Đến năm 2025, tổng diện tích sản xuất muối ổn định ở 120ha, sản lượng đạt 14 nghìn tấn, với 100% là muối sạch sản xuất theo hướng công nghiệp.
 

Việc quy hoạch nhằm tổ chức lại sản xuất, tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất

Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nỗ lực "vực dậy" thương hiệu muối Sa Huỳnh


Nói về vấn đề muối Sa Huỳnh hiện nay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đặt vấn đề, tại sao quy mô đồng muối Sa Huỳnh không lớn nhưng tiêu thụ khó, do thị trường không rộng lớn, hay làm manh mún, chất lượng chưa cao…?

Bộ trưởng lưu ý, một trong nhiệm vụ lớn là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp gắn kết doanh nghiệp, hàng hóa, các khâu chế biến mang lại giá trị thực sự cho bà con. Cần chuyển sản xuất muối sang công nghiệp tập trung. Việc tái cơ cấu cần vai trò thực tiễn, đầu tư hợp lý, bảo đảm sản xuất và tính đến việc dồn điền đổi thửa cho phù hợp…

"Hiện nay có nhiều vấn đề như triển khai đề án còn quá chậm, đầu ra cho diêm dân đang bế tắc. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cần làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sớm thực hiện đề án quy hoạch chi tiết vùng muối Sa Huỳnh giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030 và tháo gỡ khâu tiêu thụ cho diêm dân. Trước mắt, Bộ Công Thương sẽ làm việc với các doanh nghiệp, siêu thị, làm đề án tiêu thụ muối Sa Huỳnh, nhưng yếu tố quan trọng là doanh nghiệp tham gia với địa phương tiêu thụ muối; địa phương cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp". - Bộ trưởng nhấn mạnh 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Hóa chất sớm có giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng muối. Về lâu dài gắn muối Sa Huỳnh với ngành công nghiệp muối trong nước, tính đến yếu tố xuất khẩu.

Mai Quỳnh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế

DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương

DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra

DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

XEM THÊM TIN