Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa
15:11 | 06/07/2020
DNTH: Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước tại các thành phố, khu du lịch tăng mạnh, nhiều đơn vị, địa phương đang “gồng mình” tìm giải pháp để chống hạn để duy trì sản xuất và đảm bảo cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.
Đại diện Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh cho biết, tính đến ngày 30/6/2020 lượng nước tại 25 hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh chỉ còn hơn 133 triệu m3, giảm hơn 60 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2019. Với tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay, mực nước các hồ đang giảm xuống nhanh, nhiều hồ sắp chạm mực nước chết, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.
Nhiều khu vực lòng hồ thủy lợi Yên Lập- hồ chứa nước lớn nhất tỉnh đang cạn kiệt, phơi đáy. |
Chúng tôi có mặt tại hồ Yên Lập - hồ thủy lợi có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh Quảng Ninh và được “mục sở thị” lượng nước ngay tại thân đập chính cạn kiệt đến trơ đá, đất tại lòng hồ khô nứt nẻ. Được biết, sau gần 40 năm từ khi đi vào hoạt động, lần đầu tiên trong lịch sử, mực nước trong hồ Yên Lập xuống mức thấp nhất.
Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, Trạm trưởng đầu mối Yên Lập, anh Lê Thanh Hưng cho biết, nguồn nước hồ Yên Lập đang cạn sắp chạm đến mực nước chết, nhiều khu vực trong hồ nước đã cạn trơ đáy điều mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra. Vào thời điểm này những năm trước, lượng nước tích được trong hồ đạt trên nửa dung tích thiết kế, hồ Yên Lập phải mở cánh tràn xả lũ vài lần để đón lũ về. Vậy mà, năm nay dù đang là mùa mưa, hồ vẫn cạn kiệt nước một cách đáng lo ngại.
Chỉ vài tuần tới nếu không có mưa, hồ thủy lợi Yên lập sẽ chạm mực nước chết. |
Hiện nay, mực nước hồ Yên Lập chỉ cách mực nước chết 7,6 mét (theo thiết kế từ 9,38 triệu m3 nước trở xuống hồ chạm mực nước chết). Thời điểm đo ngày 30/6/2020, mực nước hồ Yên Lập chỉ còn 17,68 mét tương đương 32,8 triệu m3 nước, bằng ¼ dung tích thiết kế (cao trình thiết kế 29,5 mét tương đương 127 triệu m3). So với cùng kỳ năm 2019, lượng nước trong hồ giảm 54,3 triệu m3. “Nếu 3 đến 4 tuần nữa trời vẫn không mưa thì mực nước hồ Yên Lập sẽ chạm quá mực nước chết”- anh Hưng cho biết thêm.
Hay như tại hồ thủy lợi Khe Mai, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn. Đây là hồ có dung tích chứa lớn nhất huyện Vân Đồn với dung tích là 1,6 triệu m3 cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho trên 7.000 hộ dân tại địa phương và nước tưới cho gần 25 ha đất sản xuất nông nghiệp. Từ một hồ chứa nước mênh mông, nay mực nước rút xuống cạn kiệt, nhiều khu vực lòng hồ cạn phơi đáy, đất lòng hồ khô nứt nẻ, dễ dàng đi lại dưới lòng hồ.
Do nắng nóng kéo dài, khiến hồ thủy lợi Khe Mai, tại huyện Vân Đồn cạn kiệt thu hẹp lại như những ao nước nhỏ. |
Trạm trưởng Trạm quản lý Vân Đồn, Hoàng Văn Ninh, cho biết, do năm nay mưa ít, nắng nóng kéo dài, khả năng sinh thủy yếu nên làm giảm dòng chảy, lượng nước chảy về lòng hồ Khe Mai rất ít. Hiện nay, dung tích hữu ích trong hồ chỉ còn 150.000 m3, cách mực nước chết chỉ còn 57cm. Với thời tiết như hiện nay, nếu không có mưa trong vòng một tuần tới, hồ sẽ cạn dưới mực nước chết.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều hồ đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt, sớm chạm mực nước chết, nếu không có mưa trong thời gian tới. Trong đó, phải kể tới các hồ có nguy cơ cao như: hồ Khe Cát, Khe Táu, tại huyện Tiên Yên; Trại Lốc 1, Khe Ươn 1, Yên Dưỡng, tại Thị xã Đông Triều; Tân Lập, tại TP.Uông Bí...
Lòng hồ Khe Mai khô cạn, đất khô nứt nẻ, dễ dàng đi lại dưới lòng hồ. |
Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Yên Lập, Nguyễn Xuân Tùng cho biết: Tính đến ngày 30/6, lượng nước hữu ích của hồ còn 23 triệu m3, với nhu cầu cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành sản xuất cộng với lượng nước bay hơi do nắng nóng như hiện nay thì chỉ đến hết tháng 7/2020, hồ Yên Lập sẽ chạm đến mực nước chết.
Do vậy, Công ty đã thông báo cho người dân, các địa phương để tập trung điều hành tưới và thực hiện tưới tiết kiệm nhất có thể, không sử dụng lãng phí nước. Để đảm bảo duy trì nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, đơn vị đã điều chỉnh lịch xả nước thủy lợi từ 7 ngày/lịch xuống 4-5 ngày/lịch và thực hiện điều phối, đóng mở các kênh nhánh để đảm bảo cho sản xuất nông nghiêp, tiết kiệm lượng nước thô, ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi đi kiểm tra hồ thủy lợi Yên Lập vào cuối tháng 6/2020. |
Trước tình trạng mực nước ở nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều xuống ở mức rất thấp, trong khi một số địa phương đã bắt đầu làm đất, chuẩn bị gieo cấy lúa vụ mùa. Cùng với đó, đang là cao điểm mùa nắng nóng lên nhu cầu nước sinh hoạt tại các thành phố, khu đô thị, du lịch tăng mạnh, nguy cơ dẫn đến thiếu nước dễ xảy ra. Vì vậy, các sở, nghành, địa phương cần có những giải pháp điều chỉnh trong sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, khi mùa khô hạn đang diễn ra gay gắt như hiện nay.
Phạm Hoạch
Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân
Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...
Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường
Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.
Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo
Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...
Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh
Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.
Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”
DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...
Đề nghị đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án Thủy điện Luang Prabang
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đề nghị Lào đánh giá một cách nghiêm ngặt những tác động xuyên biên giới của dự án thủy điện Luang Prabang trên sông Mekong.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...