Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9  

11:36 | 05/02/2025

DNTH: Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 42. Dự kiến trong 2,5 ngày làm việc (từ ngày 5 – 7/2/2025), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với nhiều nội dung để chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV và nhiều nội dung quan trọng khác.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên thường kỳ thứ 42 (tháng 2/2025), phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm mới Ất Tỵ 2025.

Phiên họp diễn ra trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, với nhiều hoạt động Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian nghỉ Tết đã nỗ lực, làm việc ngày đêm cả Thứ 7, Chủ nhật với tinh thần trách nhiệm cao để chuẩn bị tài liệu cho Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này, với thời gian 2,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung xem xét, cho ý kiến vào các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết ban hành ngay để phục vụ cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9; đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề trong chương trình công tác năm 2025. 

Theo đó, thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và 2 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và 3 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội; Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội.

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.  

Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với hai dự án luật: Luật Nhà giáo và Luật Hóa chất (sửa đổi); cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2025. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến họp thêm vào chiều ngày 10/2 để cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và một số nội dung cấp bách khác để trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9; một số chính sách đặc thù để triển khai nhanh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế phối hợp với các bộ, ngành và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chuẩn bị từ sớm, từ xa, khi có kết luận của cấp thẩm quyền và Tờ trình của Chính phủ sẽ tiến hành thẩm tra, cho ý kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9 sắp tới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các bộ, ngành có liên quan tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến sâu sắc đối với những vấn đề lớn, những nội dung còn băn khoăn trong từng dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, tập trung cao độ quán triệt nghiêm túc chủ trương đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định và Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; Khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện tờ trình, báo cáo và các dự thảo luật, nghị quyết ngay sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, gửi hồ sơ, tài liệu đảm bảo thời gian đến các vị đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/quoc-hoi-se-cho-y-kien-ve-cong-tac-nhan-su-trinh-quoc-hoi-tai-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-9-20250205103540909.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang bị lũ quét và sạt lở đất đe doạ

DNTH: Trước nguy cơ mưa lớn kéo dài có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, chiều 20/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung các biện pháp ứng phó.

Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy

DNTH: Chủ tịch nước khẳng định, với sứ mệnh của mình, báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy, phải là người xung kích, tiên phong.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

DNTH: Chiều tối 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam...

XEM THÊM TIN