Quốc hội sẽ giám sát việc xử lý tội phạm xâm hại trẻ em

10:32 | 16/04/2019

DNTH: Năm 2020, Quốc hội sẽ giám sát một chuyên đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.

Quốc hội sẽ giám sát việc xử lý tội phạm xâm hại trẻ em - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ủng hộ giám sát việc xử lý tội phạm xâm hại trẻ em - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng nay 16-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về nội dung giám sát của Quốc hội năm 2020. Theo đề xuất của Tổng thư ký Quốc hội, hai chuyên đề giám sát cho năm tới là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại trẻ em; và việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên (FTA).

Đồng ý với đề xuất nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đều cho rằng thực trạng xâm hại trẻ em, bạo lực học đường thời gian qua gây bức xúc xã hội, cần thực hiện giám sát.

Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rộng, nên lựa chọn chủ đề cụ thể là việc xử lý các loại tội phạm xâm hại trẻ em liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp.

"Tôi cũng nhất trí nội dung giám sát việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, bởi sau một thời gian thực hiện các hiệp định, các kết, chúng ta hội nhập, thì cần đánh giá một cách toàn diện", Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu.

Sở dĩ năm 2020 chỉ lựa chọn một chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và một chuyên đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát là để dành thời gian cho các cấp tập trung công tác chuẩn bị Đại hội Đảng. Cá nhân các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng được phân công nhiệm vụ liên quan đến công tác chuẩn bị đại hội.

Ngoài ra, như thông lệ, Quốc hội tiến hành xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo… Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn vẫn được tiến hành bình thường.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế

DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...

Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...

Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng

DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

DNTH: Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

XEM THÊM TIN