Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

22:07 | 08/11/2020

DNTH: Từ ngày 9-13/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ, nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời biểu quyết một số dự thảo luật, nghị quyết.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 9/11 và buổi sáng 10/11. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Theo chương trình làm việc, thứ tư, ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự. Sau khi nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng, Quốc hội tiến hành thảo luận ở Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng.

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng.

Thứ 5, ngày 11/11 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thứ 6, ngày 13/11, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ, nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Trong tuần làm việc, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Đồng thời, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các dự án: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Quốc hội sẽ biểu quyết các dự thảo: Luật Biên Phòng Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú (sửa đổi); Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Thỏa thuận quốc tế; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…

Dành 2,5 ngày để tiến hành chất vấn

Trước đó, ngày 6/11, Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ:

 Về thời gian và nội dung chất vấn: Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày (từ 6/11 đến hết sáng ngày 10/11) để tiến hành chất vấn việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Đây là lần thứ 2 trong nhiệm kỳ, Quốc hội tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Đây cũng là phiên cuối cùng về hoạt động chất vấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nhằm đánh giá lại một cách toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Không chất vấn theo nhóm vấn đề

Về cách thức tiến hành chất vấn: khác với các kỳ họp trước, cách thức tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này sẽ không theo nhóm vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn vấn đề gì thuộc lĩnh vực phụ trách thì người đứng đầu các cơ quan liên quan có trách nhiệm trực tiếp trả lời theo điều hành của chủ tọa.

Riêng đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế, do đã thay đổi nhiệm vụ mới và đang được Quốc hội tiến hành thủ tục phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm nên chất vấn của các đại biểu Quốc hội sẽ được trả lời bằng văn bản.

Những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thì Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trả lời, làm rõ thêm. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm rõ thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Đăng ký chất vấn, tranh luận qua App Quốc hội

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chất vấn: Việc đăng ký chất vấn và tranh luận của đại biểu Quốc hội được thực hiện thông qua App Quốc hội trên Ipad của mỗi đại biểu Quốc hội.

Chủ tọa sẽ mời 3 đến 5 đại biểu đặt câu hỏi; các vị đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 1 phút và người trả lời chất vấn không quá 3 phút đối với mỗi nội dung chất vấn. Thời gian tranh luận cho mỗi đại biểu không quá 2 phút, mỗi đại biểu tranh luận không quá 2 lần.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với sự chủ động chuẩn bị từ rất sớm của các cơ quan, kinh nghiệm qua nhiều kỳ chất vấn, phiên chất vấn cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra sôi nổi, chất lượng và hiệu quả với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Ngay sau phát biểu khai mạc, Quốc hội đã nghe: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày các báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Sau đó, đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các nội dung trên.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung chất vấn về những lĩnh vực:

Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, các đại biểu tập trung chất vấn về: kinh phí đổi mới chương trình sách giáo khoa; giải pháp giảm tải cho giáo viên; khối lượng kiến thức trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; về tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục; nguyên nhân của việc nơi thừa, thiếu giáo viên; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…

Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, các đại biểu chất vấn về: việc triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam; sự khác nhau giữa Chính phủ số và Chính phủ điện tử; giải pháp phát triển Chính phủ điện tử trong thời gian tới; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; việc thực hiện quy hoạch báo chí; tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí; giải pháp thúc đẩy sự phát triển của mạng xã hội Lotus; vấn đề tin giả, tin xấu, độc trên không gian mạng; việc quản lý nhà nước đối với mạng xã hội…

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đại biểu tập trung chất vấn về: những giải pháp căn cơ trong phòng, chống thiên tai; nguyên nhân cơ bản của hiện tượng lũ lụt tại miền Trung; giải pháp đối với vấn đề biến đổi khí hậu; việc xây dựng các công trình đầu tư chống biến đổi khí hậu ở một số địa phương; nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng độ che phủ rừng của Việt Nam thấp hơn các nước lân cận; giải pháp đối với nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam; giải pháp trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp; tổ chức thị trường nông nghiệp; việc sắp xếp tổ chức hệ thống quản lý thú y ở cơ sở; xây dựng bản đồ các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét; trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chỉ đạo, nghiên cứu vắc-xin dịch tả lợn châu Phi và xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh giai đoạn 2020-2030 theo Nghị quyết 100 của Quốc hội…

Đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh, các đại biểu chất vấn về: việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật an ninh mạng; giải pháp phòng chống tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em; vấn đề đạo đức công vụ của lực lượng công an; giải pháp bảo đảm môi trường an ninh mạng; bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra…

Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, các đại biểu chất vấn về những giải pháp và tiến độ nghiên cứu vắc-xin trong phòng, chống  COVID-19 ở Việt Nam; vấn đề quản lý các khu du lịch có sản phẩm văn hóa có yếu tố tín ngưỡng; việc triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch…

Đối với lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội, các đại biểu chất vấn về: biện pháp khắc phục sự chênh lệch giữa tiền lương cán bộ hưu trí trước và sau năm 1993; những giải pháp tạo việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động; trách nhiệm của ngành trước thực trạng đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; đề nghị tăng mức trợ cấp cho người bị tù đầy; các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng do lũ lụt…

Đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, các đại biểu tập trung chất vấn về: việc chưa truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường của các pháp nhân; giải pháp cho việc chôn lấp rác thải hiện nay; tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; vấn đề xây dựng và phát triển thủy điện nhỏ; giải pháp để khắc phục tồn tại trong việc lập và trình duyệt dự toán chi trong lĩnh vực tài nguyên môi trường giai đoạn 2016-2020…

Đối với hoạt động tư pháp, các đại biểu tập trung chất vấn về: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ ngành tòa án; quyền của luật sư trong quy trình tố tụng; vấn đề giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người, đặc biệt là đối với người già, trẻ em còn hạn chế; về tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và việc triển khai chương trình xây dựng Luật; các giải pháp nâng cao chất lượng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính…

Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung chất vấn về một số vấn đề khác như: những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam; vấn đề liên kết phát triển vùng; đạo đức cán bộ, công chức, công vụ; việc phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số; các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số; về công tác thi đua khen thưởng; vấn đề tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; việc thành lập các hãng hàng không tư nhân và xã hội hóa các cảng hàng không; việc hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp hàng không; về cải cách thủ tục hành chính; về tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ công chức trong thực thi công vụ; nhà ở xã hội; các giải pháp khắc phục tình trạng quy hoạch treo, tranh chấp tại các dự án chưa được cấp quyền sở hữu; thu phí tự động tại các dự án BOT; giải pháp đột phá để đạt mức tăng trưởng GDP là 6% và tăng thu ngân sách, sử dụng vốn hiệu quả không làm tăng nợ công…

chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế

DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...

Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...

Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng

DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

DNTH: Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

XEM THÊM TIN