Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia

15:09 | 28/01/2022

DNTH: Ngày 27/1/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã ký Quyết định số 18/QĐ - BCĐCTMTQG ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương).

Về nguyên tắc làm việc, Ban Chỉ đạo Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tập thể thảo luận, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương kết luận và chỉ đạo thực hiện.

Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương tham gia, thực hiện đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và kịp thời báo cáo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại Quy chế này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; theo dõi, đôn đốc, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương là thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương xử lý và giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; xử lý các công việc phát sinh trong trường hợp không tổ chức họp Ban Chỉ đạo Trung ương; chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương; kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết các đề xuất, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc thông qua các phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo định kỳ 6 tháng, hằng năm, đột xuất theo quyết định của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương hoặc thông qua lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương bằng văn bản.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp

DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô

DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

XEM THÊM TIN