Quy định 11 nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế

18:38 | 07/07/2021

DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2021/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN) bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế và Luật Thỏa thuận quốc tế. 

z2599411373254_b38d0979953e5aada37f742fb4169c59
Ảnh minh họa. Báo quốc tế.

Nghị định quy định rõ ngân sách Trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế gồm: 1- Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan Nhà nước ở Trung ương; tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; 2- Kinh phí cấp cho cơ quan Nhà nước cấp tỉnh nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế, hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ở khu vực biên giới nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.

Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan Trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ NSNN trong trường hợp cơ quan đó thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế, hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo sự phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp thỏa thuận quốc tế của cơ quan Trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác thì kinh phí cho công tác thỏa thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức.

Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế

Nghị định quy định nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế gồm: 1- Chi cho việc nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 2- Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 3- Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế; 4- Chi cho việc kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế; 5- Chi cho việc thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ đối với đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế; 6- Chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế; 7- Chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế; 8- Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; 9- Chi cho công tác cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ; 10- Chi cho công tác thống kê, rà soát điều ước quốc tế; 11- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế.

Nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế gồm: 1- Chi cho việc xây dựng đề án, kế hoạch về đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; 2- Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; 3- Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế; 4- Chi cho việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế; 5- Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; 6- Chi cho công tác thống kê, rà soát thỏa thuận quốc tế; 7- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác thỏa thuận quốc tế.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, thay thế Nghị định số 74/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mở khoá đất đai cho doanh nghiệp nông nghiệp

DNTH: Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành. Đây được xem là kim chỉ nam thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn có loạt bài phân tích về những chuyển biến...

Chỉ thị số 10/CT-TTg, chính sách bắt đầu vào thực tiễn

DNTH: Ngày 25/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam.

Đến năm 2030, 80% doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ công trực tuyến

DNTH: Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP với nhiều mục tiêu mang tính đột phá.

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

XEM THÊM TIN