Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

17:36 | 29/04/2023

DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Cụ thể, Nghị định quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc danh sách đen và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.

Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Về nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, Nghị định nêu rõ, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia; là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.

Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Nghị định quy định tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.

Trong đó, tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá; 

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá. 

Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:

- Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực; 

- Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.  

Tiêu chí hậu quả của rửa tiền

Gồm các tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế; tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính; tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực; tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.

Thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền

Nghị định quy định cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo lưu trữ tại tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và thông tin, hồ sơ, tài liệu tổ chức, cá nhân tiếp nhận, thu thập được trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phục vụ công tác phân tích, trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền.

Tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng thời hạn yêu cầu.

Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xử lý, phân tích thông tin, báo cáo nhận được, bao gồm:

- Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để xác định các xu hướng và mô hình rửa tiền nhằm xây dựng chiến lược và mục tiêu phòng, chống rửa tiền trong ngành, lĩnh vực, quốc gia trong từng giai đoạn nhất định; 

- Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để lần theo dấu giao dịch, xác định các mối liên hệ, các hoạt động có nghi ngờ liên quan tới rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

MSB sắp phát hành 520 triệu cổ phiếu trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên hơn 31.200 tỷ đồng

DNTH: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (mã ck: MSB) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về phương án tăng vốn điều lệ năm 2025 thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

DNTH: Ngày 08/07/2025 tại Singapore OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top...

Agribank - doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, phát triển bền vững không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh...

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

DNTH: Nam A Bank vừa được Tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo và giải thưởng Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo ngày 3/7 tại Singapore. Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank nhận được giải từ...

BIDV (BID) tất toán sớm 4 lô trái phiếu, tiếp tục tăng huy động vốn trên thị trường

DNTH: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa chi hơn 4.381 tỷ đồng mua lại toàn bộ 4 lô trái phiếu trước hạn 5 năm. Song song, BIDV tiếp tục phát hành các lô trái phiếu kỳ hạn dài, nâng tổng giá trị trái phiếu huy động...

Chung niềm tin vươn xa với tinh thần đổi mới

DNTH: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

XEM THÊM TIN