Quy định cụ thể về bảo vệ các thành phần môi trường nước - không khí - đất và di sản thiên nhiên
09:23 | 12/01/2022
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định quy định cụ thể về bảo vệ các thành phần môi trường (nước, không khí, đất) và di sản thiên nhiên.

Cụ thể, việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm, suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra, giám sát.
Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Theo Nghị định, nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy bao gồm các nội dung: Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 3 năm gần nhất; tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới bao gồm: Các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải; các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước
Các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt bao gồm: Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt; các giải pháp về cơ chế, chính sách; các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, cộng đồng, tổ chức; các giải pháp công trình, phi công trình khác.
Biện pháp khẩn cấp trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
Nghị định cũng quy định về thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó, trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định trên, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau: Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ; tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học; tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn
Về bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên, Nghị định quy định: hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi.
Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững.
Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định.
Hoàng Linh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- bảo vệ các thành phần môi trường nước /
- thành phần môi trường nước /
- nước - không khí - đất /
- di sản thiên nhiên /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Mức ký quỹ của doanh nghiệp đa cấp có thể tăng lên 50 tỷ đồng
DNTH: Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành một nghị định mới thay thế các nghị định hiện hành.

Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Những chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
DNTH: Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH theo Luật BHXH 2024; Luật BHYT sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực; Nhiều thay đổi về thủ tục hành chính từ 1/7/2025 được áp dụng theo 28 Nghị định về phân cấp phân quyền… là những chính...

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế
DNTH: Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế trong tất cả các giao dịch giữa cá nhân và cơ quan thuế. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần là kỹ thuật, mà còn là bước cải cách quan...

Quy định mới về hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT
DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 số 41/2024/QH15 (Luật BHXH 2024) và Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) (Luật BHYT sửa đổi 2024) có những điều chỉnh theo hướng quy định rõ ràng hơn...

Cấp xã được trang bị tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...