Quy định mới về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

16:09 | 14/12/2019

DNTH: Thông tư số 81/2019/TT-BTC (Thông tư 81) quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan có nhiều điểm mới, tạo sự minh bạch trong đánh giá tuân thủ người khai hải quan, bình đẳng trong tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK)...

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 81 quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020, có nhiều điểm đáng chú ý. Cụ thể, thông tư đã bổ sung thêm đối tượng đánh giá tuân thủ pháp luật, cũng như đánh giá mức độ tuân thủ đối với người khai hải quan.

Trước đây, tại Quyết định 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính về quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, đối tượng điều chỉnh là DN hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Để thống nhất với quy định tại Điều 17 Luật Hải quan, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 81 bổ sung đối tượng áp dụng là người khai hải quan bao gồm bốn nhóm đối tượng: DN hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; DN cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, DN cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền. Đồng thời, bổ sung bốn bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ tương ứng với bốn đối tượng nêu trên.

Điểm đáng chú ý nữa là thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, cơ quan hải quan công khai tiêu chí đánh giá DN (trước đây thuộc chế độ mật) để DN nắm và thực hiện, tránh được sai sót, vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Lợi ích của DN ở đây là biết được tiêu chí đánh giá DN của cơ quan hải quan (trước đây thuộc chế độ mật). Căn cứ vào việc phân loại DN, cơ quan hải quan sẽ áp dụng biện pháp quản lý phù hợp sao cho hài hòa giữa tạo thuận lợi thương mại và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. DN tuân thủ tốt pháp luật sẽ được cơ quan hải quan tạo thuận lợi tối đa và tùy vào từng mức độ sẽ được hưởng lợi tương ứng./.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mở khoá đất đai cho doanh nghiệp nông nghiệp

DNTH: Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành. Đây được xem là kim chỉ nam thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn có loạt bài phân tích về những chuyển biến...

Chỉ thị số 10/CT-TTg, chính sách bắt đầu vào thực tiễn

DNTH: Ngày 25/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam.

Đến năm 2030, 80% doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ công trực tuyến

DNTH: Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP với nhiều mục tiêu mang tính đột phá.

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

XEM THÊM TIN