Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV Power):

Quy định “trái khoáy” có làm giảm sự cạnh tranh trong đấu thầu?

21:13 | 01/08/2021

DNTH: Lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu mua sắm luôn là lĩnh vực nhạy cảm, căn cứ pháp lý cao nhất để lựa chọn nhà thầu là hồ sơ mời thầu (HSMT), chỉ khi HSMT phát hành với các yêu cầu thật sự khách quan minh bạch, thì hiệu quả trong đấu thầu mới đạt được mục tiêu cao nhất. Sự việc đang diễn ra tại các gói thầu mua sắm thiết bị tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV Power) liên quan đến dự án “ mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4” là một trong các ví dụ minh chứng cho điều đó. Tạp chí Doanh Nghiệp và Thương hiệu trân trọng gửi tới bạn đọc phân tích làm rõ các vấn đề dư luận đang quan tâm.

Quy mô các gói thầu đã phát hành HSMT

Theo tìm hiểu của Doanh nghiệp và thương hiệu, Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần – Ban Quản lý dự án điện đang mời thầu quốc tế gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 có giá gói thầu 24.147,637 tỷ đồng. Phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; bảo đảm dự thầu 370 tỷ đồng. Dự kiến, gói thầu được mở thầu vào ngày 6/8/2021. Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 nằm tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là trung tâm phụ tải của miền Nam với 3 khu vực phụ tải lớn là Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai nhà máy có tổng công suất lắp đặt dự kiến khoảng 1.500 MW.

Các gói thầu nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tập đoàn công nghệ

Theo nguồn tin riêng của Tạp chí Doanh Nghiệp và Thương hiệu, hiện đã có ít nhất 16 nhà thầu mua hồ sơ là các tên tuổi lớn trong và ngoài nước bao gồm: (1) Siemens Energy; (2) Liên danh Doosan và Lotte; (3) DL E&C Co., Ltd; (4) Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam; (5) Mitsubishi Power Asia Pacific Pte. Ltd; (6) Mitsubishi Corporation; (7) GE Power Vietnam Co., Ltd; (8) Tổng Công ty Xây dựng số 1 – CTCP; (9) Samsung C&T Corporation; (10) China National Technical Import and Export Corporation; (11) Ansaldo Energia Baranch Indonesia; (12) TBEA Co., Ltd; (13) Huyndai Engineering Co., Ltd; (14) SEPCO III Electric Power Construction Co. Ltd; (15) Power Construction Corporation of China; (16) Chi nhánh Allen tại Hà Nội.

Trong đó, đáng chú ý có Siemens Energy là nhà thầu cung cấp thiết bị tua-bin khí cho dự án nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 theo phương thức EPC. Đây cũng là nhà thầu cung cấp thiết bị cho các nhà máy điện chu trình hỗn hợp tại Việt Nam như Phú Mỹ 2-1 mở rộng, Phú Mỹ 3, Cà Mau 1&2… sau khi HSMT được Chủ đầu tư phát hành các nhà thầu Siemens Energy và Mitsubishi Power đã yêu cầu làm rõ đối với HSMT gửi đến Chủ đầu tư. Siemens Energy cũng có văn bản báo cáo đến các cấp có thẩm quyền phản ánh những “trái khoáy” trong HSMT có thể dẫn đến kết quả đấu thầu không có sự cạnh tranh rộng rãi.

Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2

Nhà thầu Siemens Energy và Mitsubishi Power kiến nghị HSMT những vấn đề gì ?

Thông qua quy định “làm rõ HSMT”, nhà thầu Siemens Energy đã chỉ ra những điều “trái khoáy” trong hồ sơ mời thầu là yêu cầu về mặt kỹ thuật do chủ đầu tư đưa ra chưa hợp lý. Những yêu cầu này đã cố tình loại trừ Siemens Energy thông qua các điều kiện cạnh tranh không công bằng, bình đẳng tại phần 1, Chương III, mục 3.1.4 – Yêu cầu về tính kiểm chứng công nghệ của tua bin khí trong vận hành của Hồ sơ mời thầu gói thầu EPC phát hành vào ngày 28/3/2021, cụ thể:

“Tại thời điểm đóng thầu, loại tua bin khí do nhà thầu chào cho dự án phải đã được cung cấp ít nhất hai (02) tổ máy trên toàn cầu, trong đó có ít nhất 01 tổ máy đã đưa vào vận hành thương mại. Nhà thầu phải cung cấp bằng chứng các hợp đồng đã ký kết, các chứng chỉ nghiệm thu có liên quan, các thông số kỹ thuật tương ứng và các tài liệu chứng minh cần thiết khác.

Ghi chú: Các tua bin khí này phải giống với các tua bin khí được đề xuất cho gói thầu, cụ thể:

+ Có cùng phiên bản tua bin khí;

+ Có cùng lớp lót buồng đốt và nguyên lý đốt giống nhau;

+ Có cùng nhiệt độ đầu vào tua bin (TIT);

+ Có phần lưu lượng giống nhau đối với máy nén và tua bin khí;

+ Có cùng số lượng tầng cánh máy nén, cánh động và cánh tĩnh tua bin;

+ Có cùng kiểu làm mát buồng đốt”.

Mặc dù không có nội dung nào trong hồ sơ mời thầu yêu cầu loại tua bin khí do nhà thầu chào cho dự án phải cùng tần số với các tua bin khí dùng để tham chiếu năng lực kinh nghiệm mà chỉ yêu cầu “có cùng phiên bản tua bin khí”. Tuy nhiên, chỉ vài tuần trước khi mở thầu, chủ đầu tư lại đưa ra giải thích cho các nhà thầu theo hướng phải cùng tần số. Với cách giải thích này, Siemens Energy bị chặn “ngay từ vòng gửi xe” và không thể tham gia thầu nhằm cung cấp dòng tua bin khí tốt nhất của mình, số hiệu 9000HL cho Dự án, đây là công nghệ tiên tiến và hiệu quả nhất của nhà sản xuất này.

v
Văn bản kiến nghị

Tìm hiểu các chế tạo của Siemens Ennergy liên quan đến thiết bị chào thầu

Thực tế, qua tìm hiểu, các tua bin khí mới nhất của Siemens Energy bất kể tần số đều cùng phiên bản và số hiệu 9000HL, sự khác biệt duy nhất về tần số 50Hz và 60Hz không phải là điều kiện trong hồ sơ mời thầu. Siemens Energy đã có hơn 11 máy 9000HL được bán trên toàn thế giới và nhiều máy khác đang đặt hàng nên không hề thiếu kinh nghiệm. Không những vậy, sản phẩm tua bin khí của họ còn được bảo hiểm với tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới Allianz và năng lực cung cấp dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp này thuộc top đầu thế giới công nghiệp nặng. Thực tế, sau gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, Siemens Energy chưa để xảy ra bất kỳ rủi ro, tai nạn đối với các dự án sử dụng tua bin khí của họ.

Tua bin khí thế hệ HL của Siemens
Tua bin khí thế hệ HL của Siemens

Hồ sơ mời thầu đã cản trở các nhà thầu như thế nào?

Mục 3.1.4 Hồ sơ mời thầu không hề nhắc đến tua bin khí phải có cùng tần số 50Hz hoặc 60Hz mà chỉ yêu cầu cùng phiên bản với 6 tiêu chí đi kèm không có từ nào nói về việc máy phải cùng tần số. Do vậy, việc đặt ra yêu cầu đối với phiên bản 50Hz của tua bin khí để hoạt động tại thời điểm nộp thầu chủ yếu ảnh hưởng đến Siemens Energy và là rào cản đối với doanh nghiệp này khi tham gia dự thầu. Phiên bản 60Hz của tua bin khí 9000HL Siemens Energy đã hoạt động từ tháng 5 năm 2020. Phiên bản 50Hz của tua bin khí 9000HL đang trong giai đoạn xây dựng và sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào nửa đầu năm 2022. Về bản chất, tua bin 60Hz là cơ sở cho tuabin 50Hz theo nguyên tắc tỷ lệ đồng dạng, đã là thông lệ tiêu chuẩn của thị trường trong hơn 50 năm qua. Mặt khác theo Luật đấu thầu và nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì khi mô tả tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được nêu yêu cầu “tương tự “tính năng kỹ thuật, phải chăng HSMT dùm cụm từ “giống” đã vi phạm Luật đấu thầu? (tham khảo kiến nghị của Mitsubishi Power tại văn bản số C00085000401 ngày 09/06/2021 gửi  chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền).

Quy định “trái khoáy” trong HSMT có thể tạo ra lợi thế cho 1 hoặc 1 nhóm nhà thầu

Siemens Energy phản ánh rằng quy định cứng về “tần số” này, khả năng sẽ chỉ có 1 hoặc 2 nhà sản xuất khác có thể tham gia đấu thầu và tính cạnh tranh trong gói thầu sẽ giảm so với việc có nhiều nhà sản xuất được tham gia. Rào cản này có thể làm giảm lợi ích kinh tế của dự án do chủ đầu tư có quá ít lựa chọn mà còn có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến an ninh năng lượng của quốc gia, có thể làm tăng giá điện và thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Ở khía cạnh khác, yêu cầu “đấu thầu” để chọn nhà cung cấp giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất sẽ khó thực hiện và dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả, lãng phí nguồn vốn Nhà nước.

Chủ trương của Đảng và Luật pháp của Nhà nước về đầu tư mua sắm được thể chế hóa rất rõ ràng, vấn đề còn lại là thực hiện và giám sát thực hiện.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà Nhà nước, tiết kiệm và tránh lãng phí đã được chỉ đạo tại Quyết định số 2276/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, với yêu cầu “tổ chức thực hiện đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu". Phải chăng đây là hành động đi ngược lại sự minh bạch, bảo đảm công khai theo chỉ đạo của Chính phủ?

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được công bố công khai vào ngày 26/02/2021 đã nhấn mạnh “tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế,... đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật". Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền nên vào cuộc để xem xét tính công bằng của bài thầu nhằm tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh thực sự lành mạnh theo đúng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đôi điều về Siemens Energy

Siemens Energy là doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Siemens (Đức), là tập đoàn công nghệ điện và điện tử toàn cầu, đứng đầu thị trường và dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trên các lĩnh vực nguồn điện, quản lý điện năng, dịch vụ nguồn điện….

Lễ ký kết hợp tác giữa Siemens và Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước
Lễ ký kết hợp tác giữa Siemens và Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước
Kỹ sư PVPower NT2 cùng chuyên gia Siemens kiểm tra bảo dưỡng Rotor
Kỹ sư PVPower NT2 cùng chuyên gia Siemens kiểm tra bảo dưỡng Rotor

Siemens Energy có hơn 50 năm kinh nghiệm sản xuất tua bin khí cho nhà máy điện, bán cho hàng ngàn khách hàng trên thế giới và được coi là đại diện cho các thành tựu kỹ thuật, sáng kiến, chất lượng, sự tin cậy và tính quốc tế. Tập đoàn Siemens đã chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993 và đến nay đã có gần 30 kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. Siemens Energy là đối tác tin cậy, luôn đồng hành phát triển cùng Việt Nam và là nhà cung cấp tua bin khí hàng đầu cho các nhà máy chu trình kết hợp và hệ thống thanh cái dẫn điện cho các công trình. Siemens Energy đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị, bảo trì dài hạn cho nhà máy điện chu trình kết hợp Nhơn Trạch 2, nhà máy điện Cà Mau số 1 và 2 và nhiều dự án năng lượng trên toàn quốc.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Huyện Thanh Trì: Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chính quyền vẫn không hay biết?

DNTH: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn cứ vô tư đua nhau mọc lên “như nấm”. Đáng chú ý, các công trình nhà ở được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang...

Thông tin phản hồi của Tòa án Nhân dân Thành Phố Hải Phòng

DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được công văn số: 827/TA-VP của Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng ngày 10/09/2024 về việc đăng tải thông tin nội dung bài viết trên trang điện tử của Tạp chí “Hải Phòng: “Một vụ...

Những 'ngọn lửa ấm', xua tan tổn thất sau bão

DNTH: Sự đóng góp từ sức trẻ đã giúp những tuyến đường, khu phố của Hải Phòng gọn gàng, sạch sẽ sau bão. Hơn tất cả, sự cộng hưởng nhiệt huyết, tình yêu thương, sẻ chia từ các đoàn viên trong và ngoài thành phố là "ngọn lửa...

Hải Dương: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong quá trình xây dựng Khu Công nghiệp Kim Thành

DNTH: Tại công trường thi công Dự án Khu Công nghiệp Kim Thành giai đoạn 1 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông khi các xe vận tải chở vật liệu xây dựng san lấp thi nhau dàn hàng...

Cần xử lý triệt để công trình vi phạm tại huyện Thạch Thất (TP.Hà Nội), bài 1: Chính quyền không quyết liệt...

DNTH: Công ty TNHH Lan Khoa xây dựng và hoàn thiện xong Dự án nhà máy lắp ráp phụ tùng xe máy khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Hiện nay, Công ty TNHH Lan Khoa tiếp tục cho nhà sách Trí Đức thuê làm khu vui chơi - giả trí, điểm bán...

(Phủ Lý) Hà Nam: Loạt sai phạm tại Dự án Khu nhà ở đô thị xóm Trại - thôn 1, xã Liêm Tiết

DNTH: Công ty TNHH Dự án BT Tùng Phát - Đại Cát sử dụng đất thải, trạc thải làm vật lệu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Dự án Khu nhà ở đô thị xóm Trại - thôn 1, xã Liêm Tiết (thanh phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) không đảm bảo chất...

XEM THÊM TIN