Quy hoạch chợ truyền thống: Cần bám sát nhu cầu dân sinh
08:52 | 04/08/2023
DNTH: Chợ truyền thống là một hình thái gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội của Hà Nội. Để bảo đảm đời sống dân sinh và việc tiêu thụ, lưu thông hàng hóa, công tác quy hoạch chợ truyền thống cũng như các loại hình thương mại nói chung luôn được TP. Hà Nội quan tâm.
Hạ tầng, cơ sở vật chất nhiều chợ xuống cấp
Thời gian gần đây, nhiều chợ truyền thống ở Hà Nội rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách, hàng hóa tồn đọng khiến việc kinh doanh của nhiều tiểu thương bấp bênh. Chẳng hạn tại chợ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa, Hà Nội) là chợ hạng 1, có diện tích trên 8.000m2 với 754 hộ kinh doanh cố định nhưng hiện tại chỉ còn chỉ còn 200 hộ.
Cô Hoa, một tiểu thương bán quần áo tại chợ Ngã Tư Sở chia sẻ: "Tôi bán hàng đây mấy chục năm rồi, những năm trước bán hàng còn nhiều khách nhưng nay mỗi ngày chỉ được 1-2 khách đến, bởi nhiều khách mua hàng online nên ít vào chợ truyền thống hơn. Hơn nữa, chợ đang xuống cấp nên với việc nguồn khách hàng tham quan, mua bán tại chợ cũng vắng dần".
Chợ Cầu Giấy cũng đang trong tình trạng tương tự. Từ một khu chợ hoạt động sầm uất, nhộn nhịp, chợ Cầu Giấy có hơn 200 hộ buôn bán kín cả 2 tầng, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 30 hộ, buôn bán ở tầng 1. Trong khi đó, toàn bộ tầng 2 bị bỏ trống.
Chia sẻ về tình trạng xuống cấp ở chợ, bà Nguyễn Thu Hà, Phó Trưởng Ban Quản lý chợ cho biết, chợ Cầu Giấy được xây dựng từ thập niên 90. Đến nay, có một số hạng mục, trong đó có hạng mục về điện chưa đáp ứng tiêu chí an toàn mới nên chúng tôi đang đề nghị nâng cấp hệ thống phòng cháy chữa cháy và trang thiết bị điện cho chợ.
Có thể thấy, hiện hầu hết các chợ truyền thống đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Trong khi đó, một số chợ đã cải tạo theo mô hình kết hợp trung tâm thương mại lại hoạt động không hiệu quả.
Chợ Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) là chợ đầu tiên trong khu vực nội thành được chuyển đổi sang mô hình kết hợp trung tâm thương mại. Công trình được khởi công năm 2007 với quy mô 7 tầng nổi, 2 tầng hầm. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010, chợ cũng dần vắng khách và từ năm 2017 không còn hộ kinh doanh.
Tương tự, chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm) vốn nổi tiếng sầm uất thì nay cũng gần như "đóng băng" sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh thành trung tâm thương mại kết hợp chợ dân sinh.
Theo nhiều tiểu thương, từ ngày chợ "lên đời" với hệ thống thang máy hiện đại, thì việc buôn bán trở nên ế ẩm vì người dân chỉ mua mớ rau, con cá ngại phải gửi xe đi xuống tầng hầm.
Bên cạnh đó, các chợ như Thành Công, Châu Long (quận Ba Đình), Xuân La (quận Tây Hồ)…, dù đã xuống cấp, nhưng việc xây dựng lại theo hình thức xã hội hóa không nhận được sự đồng thuận của tiểu thương.
Quy hoạch, bố trí chợ truyền thống phù hợp với đời sống đương đại
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa bảo bảo đúng tiến độ đề ra.
Để triển khai mô hình Chợ văn minh, các quận, huyện đã đề xuất xây dựng, cải tạo 20 chợ nhưng trên thực tế việc cải tạo này vẫn còn chậm chưa đáp ứng được như mong muốn. Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc, các quận, huyện rà soát, xác định địa điểm dự kiến bố trí chức năng khu tổ hợp Outlet, làm căn cứ để xem xét hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư tại khu vực 2 bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, chợ truyền thống đã tồn tại và trở thành một nếp sống, một nét văn hóa đặc trưng của người dân. Chợ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, do vậy việc quy hoạch, bố trí chợ truyền thống phù hợp với đời sống đương đại và cảnh quan đô thị là rất cần thiết. Chính vì thế, chúng ta cần gìn giữ nét văn hóa này đồng thời kết hợp yếu tố hiện đại để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, muốn làm được điều này, Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi và chiến lược cụ thể để thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước xây dựng, cải tạo và phát triển các dự án chợ dân sinh lên một tầm cao mới, giữ vững vai trò, vị trí của chợ đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam.
Chợ truyền thống Hà Nội được coi là nét đặc trưng trong văn hóa thương mại của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, hình thành, phát triển song hành cùng dòng chảy các giai đoạn lịch sử. Chợ giống như nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Dù thành phố Hà Nội ưu tiên phát triển hệ thống thương mại hiện đại thì việc lưu giữ các giá trị của chợ truyền thống vẫn rất cần thiết.
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
DNTH: Tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội sẽ dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó phiên chất vấn sẽ tập trung vào 2 nhóm nội dung là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng
DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...