Quy hoạch không gian ngầm Hà Nội: Bức tranh hoàn chỉnh trong phát triển đô thị

15:35 | 22/05/2021

DNTH: “Đất chật, người đông”, ùn tắc giao thông, thiếu điểm đỗ xe ô tô... Đang là những vấn đề mà người dân các đô thị lớn gặp phải, trong đó có Hà Nội. Trước các thách thức đặt ra, Thành phố Hà Nội đang tích cực trong việc triển khai lập các đồ án quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung xây dựng các huyện, quy hoạch không gian ngầm đô thị ...

Không giam Time city quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Không giam Time city quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Bài toán về quy hoạch phát triển đô thị

Hiện nay, có khoảng 26 quốc gia trên thế giới có từ một đến nhiều thành phố ngầm. Đối với những đô thị đang phát triển, vấn đề phát triển không gian ngầm lại càng quan trọng. Nó không chỉ giải bài toán hạn chế về không gian trong quy hoạch phát triển đô thị mà còn tạo ra giải pháp thích hợp đảm bảo yếu tố giải phóng mặt bằng, không bị tác động quá nhiều đến dân cư trên mặt đất, kiến tạo nên bức tranh hoàn chỉnh trong quy hoạch và phát triển đô thị.

Trong đó, quỹ đất nội thành của các thành phố, đặc biệt tại hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày càng cạn kiệt, dẫn đến không gian trở nên chật chội, tạo sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, làm chất lượng đô thị suy giảm, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý đô thị hiện nay, chỉ tập trung phát triển trên mặt đất, chưa chú trọng khai thác, sử dụng và phát triển không gian ngầm đô thị.

Nhận xét về việc phát triển các công trình ngầm tại Hà Nội trong thời gian qua, Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu rõ, Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều công trình ngầm, như: Hệ thống hầm đường bộ, đường sắt đô thị; Hệ thống đường dây, đường cáp điện lực, viễn thông và tầng hầm của các công trình xây dựng dân dụng. Song, các công trình ngầm trên mang tính cục bộ, chưa có tính liên kết để phát huy hiệu quả trong khai thác sử dụng.

Ảnh 2 Các hầm đi bộ bỏ hoang là những hậu quả từ việc thiếu tầm nhìn phát triển không gian ngầm dài hạn.
Các hầm đi bộ bỏ hoang là những hậu quả từ việc thiếu tầm nhìn phát triển không gian ngầm dài hạn.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực đô thị cũng chỉ ra nhiều điểm bất cập, khi chưa có quy hoạch không gian xây dựng ngầm, đối với các dự án đầu tư khi triển khai sẽ thiếu cơ sở định hướng xác định quy mô (chiều sâu, diện tích…), chức năng không gian ngầm công cộng của dự án, đa số chỉ để bố trí bãi đỗ xe, chưa tận dụng tối đa hiệu quả công năng sử dụng để mang lại hiệu quả.

Bên cạnh những công trình ngầm phục vụ thương mại, từ những năm 2000, Hà Nội đã áp dụng và có giải pháp tương đối tốt đối với một số công trình nút giao thông ngầm như: Hầm ngầm Kim Liên, hầm chui Thanh Xuân, hầm chui Trung Hòa, các bãi xe ngầm… Hiện tại, tuyến đường sắt đô thị số 3 và các nhà ga cũng đang được thi công ngầm. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm về đường cống thoát nước, đường điện, nước...

Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng ngầm của các dự án chủ yếu vẫn mang tính cục bộ trong khu đất, theo nhu cầu của nhà đầu tư, chưa có các yếu tố gắn kết tạo khớp nối, đồng bộ với không gian ngầm xung quanh.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều điểm ở TP. Hà Nội vẫn rơi vào tình trạng ngập nặng chỉ sau một trận mưa lớn (kéo dài 1 giờ), thậm chí ngay ở trung tâm Thành phố, những con đường quanh trụ sở Thành ủy Hà Nội (phố Tông Đản, Lê Lai) hay trụ sở UBND TP.Hà Nội (khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm) cũng rơi vào trình trạng nước không kịp thoát. Những hình ảnh ngập úng sau cơn mưa chắc không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Trước hàng loạt giải pháp đưa ra, các chuyên gia đô thị cho rằng, TP.Hà Nội cần có quy hoạch tích hợp tổng thể từ xây dựng, đô thị hóa, giao thông, thoát nước, xử lý thải… Việc đầu tư và phát triển đô thị một cách "ngẫu hứng" vào thiếu khoa học sẽ để lại những bài học nhãn tiền ngay lập tức, nguy hiểm hơn là đã ngầm hóa hệ thống điện, hệ thống cáp quang và hệ thống truyền dẫn.

Với những yêu cầu cấp bách trong phát triển đô thị như hiện nay, đặc biệt tại 4 quận nội đô lịch sử của TP. Hà Nội, nhất là về giao thông, thoát nước nhiều chuyên gia cho rằng bức tranh quy hoạch không gian ngầm cần sớm được hiện thực hóa. Cùng với đó là việc hoàn thiện hệ thống quy định từ quản lý, sở hữu đến quy chuẩn kỹ thuật cho loại công trình này.

Xu hướng tất yếu để phát triển biền vững

“Hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn, hoàn thành quy hoạch vùng huyện, quy hoạch vùng liên huyện quan trọng, quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được Thành phố Hà Nội xác định cụ thể tại Nghị quyết số 15/NQ - HĐND ngày 07/12/2020 của HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, sau khi quy hoạch chung xây dựng TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 1259/QĐ - TTg ngày 26/7/2011), UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai lập các đồ án quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chung xây dựng các huyện, quy hoạch không gian ngầm đô thị...

Ảnh 3 Phối cảnh cửa lên xuống số 1 nhà ga ngầm C9 khu vực Hồ Hoàn Kiếm thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long Trần Hưng Đạo.
Phối cảnh cửa lên xuống số 1 nhà ga ngầm C9 khu vực Hồ Hoàn Kiếm thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long Trần Hưng Đạo.

Từ năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 6649/QĐ - UBND phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chung xây dựng không gian ngầm đô thị trung tâm – Thành phố Hà Nội. Đồ án được lập nhằm cụ thể hóa và bổ sung nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị của đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ - TTg ngày 26/7/2011.

Đồ án quy hoạch chung này có phạm vi nghiên cứu chính thuộc địa giới hành chính 20 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín.

đây là hầm chui 700 tỷ lê văn lương trước ngày khởi công
Hình ảnh hầm chui 700 tỷ lê văn lương trước ngày khởi công.
Dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng
Dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng.

Ngoài ra, khu vực nghiên cứu định hướng, kết nối không gian xây dựng ngầm 5 đô thị vệ tinh gồm: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên. Đến đầu năm 2016, UBND Thành phố đã giao Viện Quy hoạch - Xây dựng Hà Nội nghiên cứu lập quy hoạch cho đồ án này.

Toàn cảnh ga ngầm S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.4
Toàn cảnh ga ngầm S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.4
Toàn cảnh ga ngầm S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.3
Toàn cảnh ga ngầm S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.3
Toàn cảnh ga ngầm S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.2
Toàn cảnh ga ngầm S9 - Kim Mã của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.2
Không gian trung tâm thương mại ngầm tại khu đô thị times city
Không gian trung tâm thương mại ngầm tại khu đô thị times city.

Đến nay, đồ án đã cơ bản hoàn thành các bước lập, báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố và Hội đồng Thẩm định quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồ án cũng đã được rà soát, hoàn thiện theo ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng. Hiện nay, UBND Thành phố đang báo cáo HĐND Thành phố xin ý kiến đóng góp làm cơ sở để phê duyệt đồ án theo quy định.

Nhìn vào những kinh nghiệm và xu thế của thế giới, từ mục tiêu khai thác tài nguyên, đặc biệt từ hiện trạng phát triển ngầm, đã đến lúc Hà Nội cần xem xét chú trọng đẩy mạnh công tác quy hoạch ngầm một cách bài bản, đồng bộ. Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý và sử dụng công trình ngầm khu vực đô thị trung tâm Thành phố. Là khớp nối, kết nối đồng bộ các không gian xây dựng ngầm trên địa bàn Thành phố. Làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu, lập quy hoạch chi tiết không gian xây dựng ngầm cho các khu vực đô thị…/.

Ảnh 4 Quy hoạch hệ thống metro Hà Nội đến năm 2030.
Quy hoạch hệ thống metro Hà Nội đến năm 2030.

Tại các đồ án quy hoạch chung xây dựng TP. Hà Nội, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thủ đô và các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, Hà Nội đã xác định nội dung quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị, gồm các hạng mục:

Hệ thống giao thông ngầm:

Các tuyến giao thông đường bộ ngầm (hầm chui đường bộ xác định tại các nút khác mức);

Mạng lưới đường sắt đô thị ngầm (các tuyến số 2,3,4,5,7,8 với tổng chiều dài phần xây dựng ngầm khoảng 86,5 km và 81 ga ngầm trên các tuyến);

Các bãi đỗ xe ngầm tại khu vực 04 quận nội thành cũ với khoảng 79 địa điểm xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 107,03 ha, công trình xây dựng từ 3 - 4 tầng hầm;

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dạng tuyến:

Các tuyến cống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, đường dây cáp, tuynel, hào kỹ thuật…;

Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm:

Công trình xử lý nước thải ngầm (như trạm xử lý nước thải ngầm trong Công viên Thống Nhất…), trạm biến áp cao thế xây dựng ngầm (như trạm Cầu Giấy, trạm Giảng Võ…);

Các khu vực không gian công cộng xây dựng ngầm:

Được xác định tại các khu vực tổ hợp ga chuyển tàu hoặc các ga đường sắt đô thị có kết nối giữa các tuyến với nhau./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ

DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN