Thứ ba, 03/10/2023, 14:03

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tái cơ cấu mô hình phát triển

DNTH: Sáng 24/11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng (VIUP) tổ chức Hội thảo đầu kỳ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi mô hình hướng tới phát triển hài hòa, bền vững

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, công tác xây dựng quy hoạch tỉnh đã trải qua gần 1/3 chặng đường. Trong 2 tháng qua, đơn vị tư vấn đã cùng với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thu thập dữ liệu hiện trạng, tổng hợp các ý tưởng, mong muốn, kỳ vọng và những định hướng chiến lược lớn của lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, địa phương trên toàn tỉnh. Từ đó xây dựng khung định hướng phát triển tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

z3907918366561_25245841861fb4b46abf2c5ce6da9afc
Hội thảo Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ông Nhân cho rằng, hội thảo lần này có vai trò cực kỳ quan trọng, là cơ hội để bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các định hướng chiến lược cũng như các kịch bản phát triển trong quy hoạch tỉnh, làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện cho cả một thời kỳ trung và dài hạn sắp tới.

Tại hội thảo, đơn vị tư vấn đã báo cáo: Định hướng khung chiến lược tích hợp và không gian động lực của tỉnh Bình Dương; đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch tỉnh; khung định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tỉnh Bình Dương sẽ đi đầu trong chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ chất lượng cao dựa trên hạt nhân là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh. Việc tổ chức phát triển đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế và hiện trạng kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường; chú trọng an sinh và công bằng xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Đến năm 2050, Bình Dương là thành phố thông minh; trung tâm công nghiệp hiện đại; trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á; là môi trường văn minh, đáng sống, thịnh vượng, bền vững; là một trong các địa phương đi đầu trong hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050".

Trên cơ sở đó, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương dựa trên 3 trụ cột tăng trưởng (công nghiệp; dịch vụ; đô thị thông minh, sinh thái), 1 trụ cột an sinh xã hội (phát triển nông nghiệp bền vững, hữu cơ) cùng 6 yếu tố hỗ trợ: Nguồn vốn đa dạng, sử dụng hiệu quả; nguồn lực chất lượng cao; cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; an sinh xã hội được đảm bảo; chính sách và thể chế đột phá; chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ.

z3907918330058_2a2e657d24b030e4ea64966a459de2c1
Đại diện Becamex IDC phát biểu tại hội thảo

Với điều kiện hiện trạng của Bình Dương và định hướng liên kết vùng, đơn vị tư vấn đề xuất phương án tổ chức không gian lãnh thổ Bình Dương phát triển trở thành vùng đổi mới sáng tạo gồm 01 trục phát triển; 2 hành lang sinh thái; 3 vành đai liên kết; 4 phân vùng phát triển. Trong đó, phát triển theo trục Bắc Nam, lấy trục Quốc lộ 13, Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; Cao tốc Chơn Thành – Thành phố Hồ Chí Minh; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng... làm trục liên kết, phát triển trục đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo từng phân đoạn.

Hai hành lang sinh thái gồm: Hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng sẽ phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.

Ba vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 03 vành đai liên kết của vùng TP.Hồ Chí Minh gồm: Vành đai 3, vành đai 4 và vành đai 5.

Bốn phân vùng phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm (TP.Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên) là nơi tập trung dân cư chủ yếu, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Vùng đô thị vệ tinh (huyện Bàu Bàng) trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu vùng phía Đông Bắc (huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo): Phát triển kinh tế sinh thái, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên với trục kinh tế Đông Nam Bộ, khai thác hành lang vận tải, sinh thái sông Đồng Nai. Tiểu vùng phía Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng): Phát triển kinh tế sinh thái, du lịch ven sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên –Tây Nam bộ, kết nối Tây Ninh - trục kinh tế Đông Nam bộ. 

Tháo gỡ các "nút thắt"

Trên cơ sở đề xuất của đơn vị tư vấn, lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương đã đánh giá những điểm nghẽn, thách thức hiện tại và góp ý cụ thể về các chương trình phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống giao thông kết nối, chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp phía Nam của tỉnh cũng như các cơ chế, chính sách đặc thù, định hướng phát triển y tế, giáo dục của tỉnh…

Ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, hầu hết các dự báo về dân số của đơn vị tư vấn đều thấp hơn so với dự báo của ngành Xây dựng. Do đó đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ về tốc độ đô thị hoá, quy mô dân số để tổ chức tái thiết không gian đô thị phù hợp trong giai đoạn tới. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, khai thác sâu về hệ thống giao thông kết nối không gian đô thị, xử lý tình trạng ngập nước, quy hoạch nghĩa trang, xử lý chất thải, nước thải, nhất là định hướng phát triển đô thị dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai…

z3907918324026_a57e9cfb2b0d8c31adde81c270e99d22
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội thảo

Theo các đại biểu, Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là kim chỉ nam cho các định hướng phát triển tiếp theo, đóng vai trò như "dây cương" để điều tiết, phân phối và kiểm soát sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, các định hướng chiến lược lớn trên tất cả các ngành, lĩnh vực cần phải được cụ thể hóa bằng các dự án động lực mang tính chiến lược, được thúc đẩy và đảm bảo thực hiện bằng nguồn lực và các chính sách được dự trù, tính toán trước. Quy hoạch tích hợp sẽ trở thành công cụ tháo gỡ các "nút thắt" hiện nay của tỉnh, đặc biệt trở thành công cụ điều hành để tỉnh vượt thoát bẫy thu nhập trung bình đầu tiên trong cả nước.

Kết luận hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội thảo, bám vào chỉ tiêu phát triển theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ để xây dựng quy hoạch. Trong đó, tập trung hoàn thiện, làm rõ hơn nữa các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của tỉnh, phải phấn đấu cao hơn mục tiêu của vùng, đảm bảo thể hiện được tầm quan trọng và sự đóng góp của tỉnh trong sự phát triển chung của vùng theo lộ trình cơ cấu lại nền kinh tế. 

z3907918389768_e8fec8be2dc62cac8f0dcc0e2f758c43
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội thảo, bám vào chỉ tiêu phát triển theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam bộ để xây dựng quy hoạch

Làm rõ các động lực phát triển một cách trọng tâm, không dàn trải; xây dựng chiến lược phát triển các địa phương phía Nam trở thành vùng trung tâm; dịch chuyển công nghiệp lên phía Bắc; nâng cấp đô thị… Các chiến lược phát triển phải được cụ thể hóa thông qua phân bổ không gian đô thị và các dự án hạ tầng cụ thể, đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. 

Song song với phát triển kinh tế, cần có những hướng đi, giải pháp hữu hiệu trong phát triển văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống tinh thần cho người dân ngang tầm với phát triển kinh tế, đủ cơ sở đăng cai các sự kiện văn hoá, thể dục thể thao quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu giải trí, thụ hưởng đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư… để Bình Dương là một nơi đáng sống. 

Xây dựng và đề xuất Trung ương ban hành khung cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương để huy động nguồn lực tối đa đẩy nhanh tiến độ triển khai, đưa quy hoạch đi vào thực tế./.

 

Như Xuân

Cùng chuyên mục

Thanh Hoá: An ninh trật tự trong dịp tết tết Nguyên đán Nhâm Dần được đảm bảo trên tất cả các lĩnh vực

Thanh Hoá: An ninh trật tự trong dịp tết tết Nguyên đán Nhâm Dần...

DNTH: Trong dịp nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ ngày 27 tháng Chạp đến ngày mùng 6 Tết), tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản được bảo đảm ổn định. An ninh trên các tuyến, lĩnh vực, địa bàn được giữ vững, không để xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, phức tạp.
Đà Nẵng: Chủ động ứng phó bão số 9, yêu cầu người dân không ra đường

Đà Nẵng: Chủ động ứng phó bão số 9, yêu cầu người dân không ra...

Ngày 27/10, UBND thành phố Đà Nẵng đã ra công văn yêu cầu toàn thể các cơ quan ban ngành cùng người dân phối hợp để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra.
Hiệp Hòa (Bắc Giang): Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tự tháo dỡ công trình vi phạm

Hiệp Hòa (Bắc Giang): Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận...

DNTH: Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội cao, cùng với đó là giá trị đất ngày càng tăng. Từ đó, phát sinh nhiều vấn đề về quản lý đất đai trên địa bàn. Song, địa phương đã và đang thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp ngăn không để vi phạm trật tự xây dựng mới phát sinh, đồng thời có biện pháp xử lý các công trình vi phạm.
Không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đang tiếp tục lan tỏa rộng khắp (*)

Không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào...

… Năm 2018 chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có thể nói là toàn diện, đáng mừng trên hầu hết các lĩnh vực, để lại những ấn tượng tốt đẹp và cho chúng ta thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII, đồng thời tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và cả 5 năm 2016-2020. Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang tiếp tục lan tỏa rộng khắp trên cả nước.
Bắc Giang: Huyện Tân Yên tưng bừng ngày hội quân

Bắc Giang: Huyện Tân Yên tưng bừng ngày hội quân

DNTH: Sáng 16/02, Uỷ ban nhân dân huyện, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã long trọng tổ chức lễ giao nhận quân năm 2022 tại sân vận động Cầu Vồng của huyện. Công tác an ninh trật tự, an toàn cho buổi lễ được đảm bảo tuyệt đối, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid - 19.
Ngã tư Quán Lào cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

Ngã tư Quán Lào cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp đảm bảo an...

DNTH: Được đánh giá là “ngã tư trung tâm”, ngã tư Quán Lào tại xã Định Liên (Yên Định, Thanh Hóa) có lưu lượng người tham gia giao thông cao, đặc biệt là vào giờ cao điểm, tuy nhiên, việc thiếu các biển báo, biển hiệu, cột đèn tín hiệu được cho là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn mất an toàn giao thông tại khu vực này.
Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

DNTH: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.
Chùm ảnh Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương

Chùm ảnh Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương

Sáng 30/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để nhìn lại những kết quả đã đạt được qua 1 năm công tác, đánh giá những kết quả đã đạt được, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để qua đó đề ra những giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã đề ra.