Rác thải nhựa hiện nay – hành động của thế giới và Việt Nam
22:23 | 21/09/2023
DNTH: Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu
Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.
Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta.
Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.
Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn.
Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.
Để giải quyết phần nào những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Dưới áp lực và các tác động tiêu cực từ rác thải nhựa, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn (KTTH) cho ngành nhựa là hết sức cần thiết, nhằm tái chế, tái sử dụng lượng nhựa thải ra môi trường
Với khẩu hiệu “Beat Plastic Pollution” - Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa, Ngày Môi trường Thế giới năm nay sẽ được hỗ trợ bởi Chính phủ Hà Lan, một trong những quốc gia có hành động đầy tham vọng đối với vòng đời của nhựa. Nước này là một bên ký cam kết toàn cầu về nền kinh tế nhựa mới và là thành viên của Hiệp hội đối tác toàn cầu về ô nhiễm nhựa và rác biển. Đây cũng là một thành viên của Liên minh tham vọng cao kêu gọi sự ràng buộc pháp lý quốc tế mạnh mẽ và đầy tham vọng để chống lại ô nhiễm rác thải nhựa.
Năm 2023 là năm đánh dấu kỷ niệm 51 năm tổ chức Ngày Môi trường thế giới, sau khi tổ chức này được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1972 và Ngày Môi trường thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1973. Trải qua 5 thập kỷ, tổ chức này đã phát triển thành một trong những tổ chức lớn nhất về môi trường toàn cầu. Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đã tham gia và hành động hưởng ứng các hoạt động, sự kiện do tổ chức này phát động, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa.
Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,... Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.
Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Với Việt Nam, trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sắp được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nylon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.
Để góp phần hỗ trợ các chương trình giảm thiểu ô nhiễm nhựa của Chính phủ, World Bank đề xuất một Lộ trình chính sách nhằm giảm thiểu sử dụng các loại nhựa dùng một lần (SUP) phổ biến nhất.
Ba loại nhựa hàng đầu là: túi nhựa không phân hủy, hộp đựng thực phẩm bằng nhựa polystyrene giãn nở (EPS) và ống hút nhựa. Các loại nhựa khác bao gồm nhựa được sử dụng trong các cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú.
Chống lại quá trình ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề nan giải không chỉ ở Việt Nam, mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới, đòi hỏi những giải pháp toàn diện và tổng thể.
Việt - Pháp cùng nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
DNTH: Đại sứ Pháp tại Việt Nam chia sẻ về việc tăng cường hợp tác song phương và đa phương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đắk Nông: Chủ động các giải pháp cho mùa khô hạn năm 2025
DNTH: Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cây trồng trong mùa khô năm 2024. Do đó, ngay từ cuối năm 2024 lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo sở nông nghiệp cùng các địa phương...
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
DNTH: Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học...
Tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kiểm định khí thải
DNTH: Việc quy định chu kỳ kiểm định ngắn hơn đối với xe có thời gian sử dụng cao, tạo động lực chuyển đổi phương tiện, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị như kinh nghiệm...
Bamboo Capital bắt tay Foxlink và Micro Electricity phát triển năng lượng tái tạo
DNTH: Ngày 9/12, Tập đoàn Bamboo Capital cùng Foxlink và Micro Electricity đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, ba doanh nghiệp sẽ cùng hợp tác để phát triển các công nghệ và giải pháp dịch vụ dữ liệu năng lượng cho...
Xác định nguyên nhân hàng tấn cá chết tại Hà Tĩnh
DNTH: Ngày 14/12, thông tin từ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước tại vùng nuôi có cá chết (ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh) và bước đầu xác...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...